Người dân Đông Nam Á dùng vỉa hè thế nào?

04/03/2017 - 17:23

PNO - Hè phố với những người đi bộ, trạm chờ xe bus, các quán hàng rong,.. đều là những biến số cho bài toán đô thị của khu vực đông dân bậc nhất thế giới.

Ở những nước Đông Nam Á với cư dân đông đúc, hè phố cho người đi bộ dường như là vấn đề nan giải. Thế nhưng, từng chút một, các quốc gia đều tiến hành những biện pháp để cải thiện bộ mặt đường phố, thông qua việc củng cố ý thức cộng đồng và chăm sóc cho đời sống người dân.

Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Alfini Lestari, một đầu bếp 34 tuổi, dang cánh tay chặn một đám xe máy khỏi vỉa hè trên một con đường chính của thủ đô trong giờ cao điểm. Dù chạy xe trên vỉa hè là phạm pháp, nhiều người dân Jakarta vẫn vì chút lợi trước mắt mà vi phạm luật giao thông.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Đối với người dân Indonesia, vỉa hè có ba tác dụng chính: Đậu xe, phần mở rộng cho lòng đường vào giờ cao điểm và nơi bán hàng rong. Ắt hẳn bạn cũng thấy vấn đề nằm ở đâu, vì vốn dĩ chuyện ấy ở nước ta cũng "y chang": Lề đường không thuộc về người đi bộ.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Một nét thân quen nữa ở Indonesia là những hố ga, mương nước sụp nắp và vỉa hè vỡ nát. Với người nước ngoài, đây là những chiếc bẫy nguy hiểm chết người. Nhưng nếu có dịp sang Indonesia, chắc bạn vẫn dễ dàng đối phó tình trạng này.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Để đối phó với tình trạng xe máy "hoành hành" trên vỉa hè, chính phủ tổ chức chương trình chia sẻ xe đạp để giảm ùn tắc giao thông và giúp người dân khỏe hơn.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Chủ nhật là ngày không xe máy tại thành phố Bandung. Người dân có thể đi bộ, đạp xe khắp thành phố mà không cần dè chừng xe cộ.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Hệ thống xe bus nhanh và đường chờ riêng cho người đi bộ tại thủ đô Jakarta giúp giảm bớt lượng giao thông dưới lòng đường, từ đó vỉa hè cũng không còn bị đe dọa bởi các tài xế vi phạm pháp luật.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, những hàng quán trên hè phố dường như là hình ảnh không thể thiếu của ngành du lịch. Mì cay, phá lấu, chuối nướng, xôi xoài, côn trùng chiên,... bạn có thể tìm thấy mọi nét tinh hoa ẩm thực địa phương bằng cách đi bộ dạo quanh các con phố.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Thế nhưng trong hai năm qua, chính quyền thành phố Bangkok đã giải tán gần 15.000 quầy bán hàng rong khỏi 39 khu vực công cộng trên toàn thành phố như một phần của chiến dịch dọn dẹp đường phố và vỉa hè.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Chính quyền Bangkok vấp phải sự phản đối gay gắt từ người dân, do quầy hàng rong vốn luôn là nơi mọi người tụ tập, xóa nhòa khoảng cách giàu nghèo và góp phần gìn giữ sự đa dạng cho văn hóa ẩm thực Thái Lan. Nhiều người cho rằng chính quyền thành phố nên tận dụng những đường rày bỏ hoang, những khu đất chưa sử dụng, khu vực bên dưới cầu vượt, đường tàu cao tốc để biến thành khu tập trung hàng quán ăn uống.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Tại Singapore đất chật người đông, những quầy ẩm thực đường phố vẫn tồn tại từ khi đảo quốc sư tử còn là một làng chài nhỏ cho đến ngày nay. Thế nhưng, chính phủ hoàn toàn có thể quản lý người buôn bán bằng cách tập trung họ lại tại các khu phức hợp ăn uống trong thành phố.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
107 ngôi chợ/ trung tâm bán rong tại Singapore được quản lý bởi Cơ quan Môi trường quốc gia (NEA), tổ chức chịu trách nhiệm về việc cho thuê mặt bằng, cấp phép và các khía cạnh sức khỏe cộng đồng của gần 15.000 quầy hàng ẩm thực.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Phần lớn các quầy hàng phải trả khoảng phí dưới 1.500 SGD mỗi tháng (khoảng 24 triệu đồng). Hợp đồng thuê kéo dài 3 năm, người kinh doanh sẽ mất cọc nếu hủy hợp đồng trước hạn. Tuy nhiên, NEA cho phép chủ kinh doanh đóng cửa hàng nếu họ tìm được chỗ kinh doanh mới ở khu khác, hoặc có thể chuyển nhượng quầy cho người khác.
Nguoi dan Dong Nam A dung via he the nao?
Nhằm tránh trường hợp "chặt chém" khách hàng, mỗi khu chợ/ trung tâm bán hàng rong còn đưa ra quy định về mức giá trần cho một số sản phẩm thông dụng, thậm chí một số nơi còn yêu cầu mỗi quầy hàng phải có ít nhất hai món ăn có giá dưới 3 SGD nhằm hỗ trợ cho người lao động nghèo.

Bảo Tùng (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI