Nga 'vùng vẫy' trong hố Biển Đen bị tam giác liên minh vây

20/06/2016 - 06:59

PNO - Nga đang ngày càng bị 'o ép' trên trận chiến Biển Đông trong khi nơi đây từ lâu đã được coi là 'đất diễn' của Nga.

Lời cảnh cáo không có 'trọng lượng'

Theo Reuters ngày 17.6, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus khẳng định nước này sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện ở Biển Đen bất chấp lời cảnh cáo của Nga rằng tàu khu trục Mỹ tuần tra ở đây đã phá hoại an ninh khu vực.

Nga 'vung vay' trong ho Bien Den bi tam giac lien minh vay
Tàu khu trục USS Porter của Hải quân Mỹ.

Phát biểu trên tàu khu trục USS Mason ở Địa Trung Hải hôm qua (17/6), ông Ray Mabus cho biết, công việc của Hải quân Mỹ là ngăn chặn những hành động gây hấn và giữ cho các làn ranh giới hàng hải tự do.

“Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục ở đây. Chúng tôi sẽ ngăn chặn mọi hành động công kích. Đó là lý do chính chúng tôi có mặt tại đây”.

Đầu tháng 6, tàu khu trục USS Porter của Hải quân Mỹ đã tiến vào Biển Đen, dẫn tới sự phản ứng khá nặng nề từ phía Nga.

Những phát biểu của ông Mabus xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Nga chỉ trích NATO về những cuộc thảo luận để tạo ra một lực lượng thường trực trên Biển Đen.

Tam giác liên minh bủa vây

Thực tế với vị trí đặc biệt, từ lâu biển Đen đã được ví như sân sau của Nga. Tuy nhiên thời gian gần đây, NATO, Mỹ cũng như các nước trong khu vực đã gia tăng sự hiện diện của mình tại đây.

Hồi tháng 2 vừa qua, khi chủ trì cuộc họp các Bộ trưởng 28 nước thành viên Khối đồng minh quân sự này ở Brussels, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở phía đông Địa Trung Hải và Biển Đen.

“Việc tăng cường và mở rộng tiềm lực ở Biển Đen là cách mà NATO gia tăng sự hiện diện tuyến đầu của liên minh, nhằm đảm bảo khả năng tăng cường sức mạnh, nguồn lực của khối và tiến hành hoạt động giám sát tình báo trong khu vực này”, ông Stoltenberg khẳng định.

Nga 'vung vay' trong ho Bien Den bi tam giac lien minh vay
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở phía đông Địa Trung Hải và Biển Đen.

Cùng với NATO, Mỹ cũng đang tăng cường các hoạt động kiểm soát tại khu vực này khiến Moskva vô cùng lo ngại.

Hôm 10/6, truyền thông Nga đưa tin tàu khu trục hải quân Mỹ USS Porter tiến vào Biển Đen từ vài ngày trước trong một đợt điều động định kỳ.

Nga gọi đây là động thái gây sự bởi Mỹ gần đây đã triển khai một hệ thống tên lửa ở châu Âu. Giới chức hải quân Mỹ ngày 8/6 cho biết Washington còn điều hai tàu sân bay đến Địa Trung Hải trong tháng để cân bằng các hoạt động quân sự của Nga.

“Tất nhiên, chúng tôi không chấp thuận điều này và nó chắc chắn sẽ dẫn đến các biện pháp đáp trả”, ông  Andrei Kelin, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nga nói.

Trước đó, hôm 4/4, tàu khu trục Mỹ USS Jason Dunham đã đi qua Bosporus và tiến vào Biển Đen. Theo thông báo, tàu này ở lại Biển Đen cho đến ngày 14/4 và sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ đến thăm thành phố cảng Odessa của Ukraine.

Vào đầu tháng 3 năm nay, 6 tàu chiến của NATO đã tham gia vào các cuộc tập trận hải quân ở biển Đen. Chiến dịch do Mỹ dẫn đầu bao gồm các cuộc tập trận, huấn luyện chống tàu ngầm và phòng không.

Ngoài NATO và Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang ấp ủ tham vọng thành lập tam giác liên minh cùng với Gruzia và Azerbaijan nhằm đối phó với Nga trên biển Đen .

Thực tế, quan hệ giữa Ankara và Moskva bị đổ vỡ từ sau vụ Su-24 bị bắn rơi hồi tháng 11 năm ngoái càng trở nên phức tạp trước những căng thẳng trên chiến trường Syria. Chính quyền Erdogan nhận ra họ cần nghiêng về phía Mỹ cũng như các đồng minh Đông Âu như Romania hay Ba Lan nhiều hơn.

Nga 'vung vay' trong ho Bien Den bi tam giac lien minh vay
Trên Biển Đen, một tam giác liên minh chế ngự Nga đã hình thành

Bắt tay cùng Thổ Nhĩ Kỳ trong tam giác liên minh nói trên sẽ là các đồng minh phía đông: Gruzia và Azerbaijan.

Với Gruzia, việc gia nhập một liên minh Biển Đen với các thành viên không ưa gì Nga như Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, hay Bulgaria, cũng không có gì ngạc nhiên, bởi vị trí địa lý ở mép phía đông Biển Đen và giáp với Nga ở phía bắc của quốc gia này.

Tbilisi từng giao tranh với Nga năm 2008, và giờ gần như không còn hi vọng nào lấy về hai khu vực ly khai thân Nga là Nam Ossetia và Abkhazia.

Với tam giác liên minh này, Moskva sẽ khó lòng có thể tiếp tục sử dụng biển Đen như sân sau của mình nhằm gia tăng thêm sức ép với các nước khác trong khu vực.

Đức Minh (Tổng hợp)


 

Từ khóa biển đennatonga
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI