Mỹ thống nhất lực lượng châu Âu để đối phó Nga

28/03/2014 - 07:56

PNO - PN - Ngày 26/3 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Rasmussen đã nhất trí NATO cần tăng cường sự hiện diện tại khu vực Đông Âu sau khi Crimea sáp nhập vào Nga;...

edf40wrjww2tblPage:Content

My thong nhat luc luong chau Au de doi pho Nga

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso tại Brussels, ngày 26/03/2014. (Ảnh: european-council.europa.eu)

NATO cam kết hỗ trợ đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ tại Ukraine, tăng cường hợp tác quân sự với quốc gia Đông Âu, trong đó có vấn đề hiện đại hóa quân đội. Tổng thống Obama khẳng định: “Các nước thành viên NATO không bao giờ đơn độc”.

Căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) quanh vấn đề Ukraine đang khiến các thành viên của liên minh này lo ngại. Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố, cuộc khủng hoảng tại Ukraine cần được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và không bao gồm việc áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga. Bà Merkel cho rằng, hiện chưa phải thời điểm cần áp dụng các biện pháp này và châu Âu có thể tránh khỏi kịch bản mà theo bà là chỉ làm leo thang căng thẳng.

Cho tới nay, các biện pháp trừng phạt Nga của EU mới chỉ giới hạn ở mức hạn chế thị thực và phong tỏa tài sản cá nhân. Giới chuyên môn nhận định, EU sẽ khó có khả năng thống nhất về việc áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế với Moscow do nhiều nền kinh tế trong khối này phụ thuộc đáng kể vào kinh tế Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, cũng như có lợi ích tài chính hay những khoản đầu tư lớn tại Nga.

Về phần mình, chính phủ Nga cũng sẵn sàng các phương án cụ thể nhằm đối phó với các biện pháp trừng phạt từ châu Âu.

Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân (NSS) ở Hà Lan, Tổng thống Barack Obama đã gọi Nga là “cường quốc khu vực”. Bằng ngôn từ đó, ông Barack Obama dường như muốn hạ thấp vai trò của Nga trên thế giới. Tuy nhiên, theo truyền thông Nga, chính các “cường quốc khu vực”, cụ thể là các nước trong nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), đang trở thành những trung tâm quyền lực thực thụ.

Bình luận về nỗ lực của Washington nhằm thống nhất châu Âu trong một mặt trận chung đối phó với Nga, hãng tin AP lưu ý về những hậu quả mà các biện pháp này có thể gây ra. Bài xã luận của AP nêu rõ: “Nga là một phần của nhóm đàm phán đã cùng làm việc với Hoa Kỳ trong thỏa thuận hạt nhân với Iran, sự tham gia của Kremlin là điều then chốt để thực hiện kế hoạch Damascus tiêu hủy kho vũ khí hóa học của mình. Nga cũng cho phép sử dụng một tuyến đường thay thế đi qua Pakistan để đảm bảo việc Hoa Kỳ rút quân nhân và thiết bị ra khỏi Afghanistan cuối năm 2014”.

 THANH HIỀN (Theo AP, Reuters, RIA Novosti)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI