Lễ tế đàn Xã Tắc năm 2014

18/03/2014 - 17:05

PNO - PNO - Rạng sáng 18/3, tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, TP Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tái hiện nghi thức lễ tế Xã Tắc năm 2014.

edf40wrjww2tblPage:Content

Le te dan Xa Tac nam 2014
Người dân cố đô Huế tham dự lễ tế đàn Xã Tắc

Lễ tế Xã Tắc là một trong những nghi lễ cung đình tiêu biểu, mang đậm tính nhân văn của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê đến thời Nguyễn đều lập đàn Xã Tắc và tổ chức Lễ tế Xã Tắc hàng năm (vào tháng 2 và tháng 8 Âm lịch), nhằm tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà, cầu mong “quốc thái dân an”, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm. Dù trải qua những biến động lịch sử, hiện nay tại Cố đô Huế vẫn còn bảo tồn được nguyên vẹn đàn Xã Tắc.

Từ năm 2008, Ban Tổ chức Festival Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc đầu tiên, và sau đó định kỳ vào tháng 2 âm lịch hàng năm, nhằm tái hiện một lễ tế cung đình trang nghiêm, mục đích bảo tồn một nghi lễ cung đình truyền thống, để tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà, văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Đàn Xã Tắc là một trong những di tích cung đình đặc biệt quan trọng của cố đô Huế, được xây dựng sau khi vua Gia Long quy hoạch lại toàn bộ kinh thành trên đất của 8 làng ở bờ bắc sông Hương. Dưới thời Nguyễn, cùng hàng với đàn Nam Giao và Ngũ miếu trong Hoàng thành (Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và Phụng Tiên Miếu), công trình này là một trong những “Miếu Đàn” trọng yếu của triều đình và hoàng gia, lễ tế ở đàn Xã Tắc cũng được xếp vào hàng cao nhất (Đại tự).

Le te dan Xa Tac nam 2014
Quang cảnh lễ tế ở đàn Xã Tắc sáng 18/3

Le te dan Xa Tac nam 2014

Le te dan Xa Tac nam 2014

Le te dan Xa Tac nam 2014

Từ năm 2008, Ban Tổ chức Festival Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc đầu tiên, và sau đó định kỳ vào tháng 2 âm lịch hàng năm, nhằm tái hiện một lễ tế cung đình trang nghiêm, mục đích bảo tồn một nghi lễ cung đình truyền thống, để tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà, văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Đàn Xã Tắc là một trong những di tích cung đình đặc biệt quan trọng của cố đô Huế, được xây dựng sau khi vua Gia Long quy hoạch lại toàn bộ kinh thành trên đất của 8 làng ở bờ bắc sông Hương. Dưới thời Nguyễn, cùng hàng với đàn Nam Giao và Ngũ miếu trong Hoàng thành (Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và Phụng Tiên Miếu), công trình này là một trong những “Miếu Đàn” trọng yếu của triều đình và hoàng gia, lễ tế ở đàn Xã Tắc cũng được xếp vào hàng cao nhất (Đại tự).

Tin và ảnh: THUẬN HÓA
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI