Họp khẩn cấp về vấn đề thuyền nhân ở châu Á

20/05/2015 - 07:00

PNO - PN - Ngoại trưởng Thái Lan, Malaysia và Indonesia sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, để thảo luận biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng người di cư trong khu vực.

edf40wrjww2tblPage:Content

Hop khan cap ve van de thuyen nhan o chau A

Những lo ngại ngày càng tăng đối với những người di cư bằng thuyền ở Đông Nam Á khi thời tiết đang chuyển biến xấu hơn - Ảnh: Reuters

Thời gian qua, hàng ngàn người Bangladesh và người Hồi giáo Rohingya chạy trốn xung đột sắc tộc ở Myanmar đã trải qua nhiều tuần lênh đênh trên biển trên đường đến “miền đất hứa” ở Malaysia và Indonesia, tuy nhiên chính quyền Thái Lan và hai nước trên đã không cho phép họ lên bờ.

Phát biểu trước cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, vấn đề nhập cư "không phải là vấn đề của một hay hai quốc gia, nó cũng xảy ra ở những nơi khác, và thực tế là một vấn đề quốc tế". Bà thúc giục sự hợp tác nhiều hơn nữa với Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác để tái định cư cho hàng ngàn người di cư đã rời thuyền và cho phép các thuyền chở thuyền nhân cập bờ.

Cơ quan tị nạn LHQ (UNHCR) cho biết một "phản ứng đồng bộ trong khu vực” là cần thiết và kêu gọi ba nước khởi động các hoạt động tìm kiếm cứu nạn và áp dụng quy trình thẩm định đơn xin tị nạn.

Bà Marsudi sẽ gặp người đồng cấp Malaysia Anifah Aman và người đồng cấp Thái Lan Tanasak Patimapragorn tại thủ đô của Malaysia để thảo luận về vấn đề này.

Các bộ trưởng phải đối mặt với áp lực quốc tế cũng như công luận trong nước ngày càng tăng trong việc giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp bằng thuyền trong khu vực.

Người di cư Rohingya nhiều tập kỷ qua đã chạy trốn khỏi Myanmar theo đường Thái Lan, nhưng cuộc khủng hoảng trở nên gay gắt sau khi chính quyền Thái Lan phát động chiến dịch truy quét những kẻ buôn người. Tình hình trên dẫn đến việc các băng nhóm buôn người quay sang sử dụng đường biển, và khi gặp nguy hiểm, chúng thường bỏ mặc người di cư trên thuyền.

Chính quyền các nước láng giềng đã cung cấp thực phẩm và nước uống cho một số người di cư trôi dạt trên biển Andaman, nhưng sau đó đã kéo họ ra khỏi lãnh thổ của mình.

Theo số liệu của LHQ, trong mấy năm qua, Malaysia đã tiếp nhận hơn 45.000 người Rohingya, nhưng bây giờ nước này không thể nhận thêm được nữa.

Bày tỏ quan ngại về việc những con thuyền chở người di cư bị kéo đi, UNHCR đã đề nghị cung cấp cho Malaysia thuốc men và các hàng hóa cứu trợ khác, cũng như giúp xử lý người di cư.

Myanmar thừa nhận "mối quan tâm" quốc tế, nhưng bác bỏ việc các nước khác chỉ trích nước này là nguyên nhân duy nhất gây ra dòng người di cư. Myanmar có thể cũng không tham dự bất kỳ cuộc họp nào về vấn đề này.

VIỆT HƯNG
(Theo AFP, BBC)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI