Tại sao tôi lại đợi tới năm 24 tuổi mới mua bộ bikini đầu tiên?

08/08/2015 - 06:09

PNO - Bikini chỉ dành cho tuần trăng mật thôi. Mẹ đã nói với tôi như vậy khi tôi không có một bộ đồ tắm hai mảnh như bao cô gái khác.

 “Chỉ có chồng con mới nên là người được nhìn thấy cơ thể con khi mặc bikini. Chúa đã tạo ra như thế rồi”, mẹ nói trong lúc vẫn đang bận rộn gấp quần áo.

Giờ nghe những điều như vậy thật khó lòng chấp nhận nổi, nhưng hồi đó, khi mới chỉ là một cô bé bốn hay năm tuổi, tôi chỉ nhún vai và trở lại với bộ đồ tắm liền thân quen thuộc, có in hình nhân vật trong phim Vua sư tử, không phàn nàn hay thắc mắc gì thêm. Nếu Chúa trời tạo ra cơ thể tôi chỉ để cho chồng tôi ngắm, thì tôi còn biết tranh luận với ai?

Tai sao toi lai doi toi nam 24 tuoi moi mua bo bikini dau tien?

20 năm sau. Cuối cùng, tôi cũng đã mua một bộ bikini. Không phải là tankini đâu nhé – chỉ là hai mảnh ở tên gọi thôi mà hình dáng thì chẳng giống hai mảnh chút nào – hay một bộ bikini với phần hông cao quá eo rất nhiều, chỉ để lộ vài centimet da – mà là một bộ bikini thực sự, với mảnh dưới ôm trọn hông tôi, còn mảnh trên ôm gọn vòng ngực tôi nhờ chất liệu co giãn tuyệt vời, có kèm thêm dây đeo khi cần.

Có lẽ đối với nhiều người, thật kỳ quặc khi một phụ nữ 24 tuổi viết về chuyện mua sắm bộ bikini đầu tiên. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng những dạy dỗ theo đạo Cơ đốc truyền thống mà tôi đã lớn lên cùng đâu có kém phần kỳ quặc.

Bất cứ câu chuyện cá nhân nào nói về trải nghiệm văn hóa “trinh trắng” hồi những năm 1990 đều không thể thiếu việc trích dẫn cuốn sách “I kissed dating goodbye” của Joshua Harris. Tác giả này tập trung vào lựa chọn “kiểu hẹn hò để tìm hiểu đối phương và đi tới quyết định hôn nhân” của đôi nam nữ hơn là kiểu hẹn hò tình ái thông thường.

Tai sao toi lai doi toi nam 24 tuoi moi mua bo bikini dau tien?

Sau khi nhận định rằng, nam giới “phải vật lộn nhiều hơn để kiểm soát bản thân trước những khơi gợi giới tính của nữ giới”, tác giả này cổ xúy các cô gái: “Bây giờ tôi không muốn phải đưa ra mệnh lệnh cho những trang phục của bạn, nhưng thành thực mà nói, tôi sẽ cảm thấy biết ơn rất nhiều nếu các cô gái lưu tâm nhiều hơn tới những khía cạnh khác chứ không chỉ là thời trang khi đi mua sắm quần áo. Vâng, nam giới chịu trách nhiệm tự kiểm soát bản thân, nhưng rõ ràng bạn cũng có thể giúp họ bằng cách từ chối mặc những trang phục được thiết kế để thu hút sự chú ý của họ tới cơ thể bạn”.

Sau đó, tác giả này còn viết: “Tôi biết nhiều cô gái trông rất đẹp khi diện váy ngắn hay áo bó sát, và bản thân họ cũng biết điều đó. Nhưng họ đã chọn cách ăn mặc khiêm nhường hơn. Họ lãnh trách nhiệm bảo vệ đôi mắt cho cánh đàn ông”.

Chúng ta làm như thể được trao thứ quyền năng mạnh mẽ bởi những lời dạy dỗ như thế này: Hãy nhìn vào cách Chúa đã giao phó cho bạn cơ thể xinh đẹp này. Bạn đúng là đang sở hữu cả một quyền năng!

Nhưng tôi không hề cảm thấy mạnh mẽ chút nào, quyền uy chút nào. Tôi chỉ thấy xấu hổ và ngại ngùng. Tôi đánh giá bản thân mình và cả những người khác nếu quần bò mặc quá bó hay áo phông quá ngắn. Rốt cuộc, nỗi xấu hổ kia trở nên quá sức chịu đựng.

Thật không dễ dàng để bỏ qua những lời dạy dỗ mà bạn được nghe thường xuyên khi còn bé. Vấn đề cũng không liên quan gì tới việc tôi phải từ bỏ cả đức tin của mình. Thay vào đó, và sự thực là vì tôi đã khôn lớn, trưởng thành và hiểu được ý nghĩa của nhiều điều, tôi bắt đầu thoát ra khỏi ám ảnh của những dạy dỗ có hại về cơ thể tôi và về giá trị của sự “trinh trắng”.

Đó chưa bao giờ là một quá trình nhanh chóng hay dễ dàng. Thực tế là tôi mới chỉ quyết định mua cho mình bộ bikini hai mảnh cuối tuần vừa qua. Hồi đầu hè, tôi đã thử nhưng khi mặc bộ áo tắm lên người, tôi vẫn không dứt được cảm giác sợ hãi khi thấy những đường cắt xẻ táo bạo và màu da trắng của tôi sáng lên dưới ánh đèn phòng thay đồ.

Cuối cùng, vào chủ nhật tuần trước, tôi cũng có đủ can đảm để bước vào một cửa hiệu Victoria’s Secret. Cảm giác khá hào hứng cho tới khi tôi bước tới những gian hàng với cơ man là đồ tắm: vô cùng khêu gợi, vô cùng hấp dẫn.

Huyền Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI