Những việc cần làm sau khi cúng ông Công ông Táo để cả nhà gặp may mắn

21/01/2017 - 08:07

PNO - Sau khi tiễn ông Công, ông Táo về trời, gia đình bạn phải làm những việc này để cả năm được may mắn nhé.

Theo phong tục của người Việt, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng gia đình ở hạ giới. Trong mỗi nhà đều có 3 vị thần Táo quân, gồm 2 Táo ông và một Táo bà trông nom, giữ lửa cuộc sống của họ.

Dán giấy đỏ có viết tên hoặc vẽ hình các Táo trên bếp

Theo tục lệ cổ truyền, trong 7 ngày ông Táo về trời, người dân thường dựng cây nêu trước nhà để xua đuổi tà ma. Tục lệ này hiện nay không còn phổ biến mà chỉ duy trì ở một số địa phương miền Bắc.

Thay vào đó, một số gia đình chọn cách dán giấy đỏ có viết tên hoặc hình vẽ ông Táo trên tủ bếp. Việc làm này nhằm xua trừ tà khó và chuẩn bị chào đón các Táo trở về phòng khi chủ nhà quá bận vào đêm giao thừa. Cứ đến cuối năm, mảnh giấy này sẽ được thay đổi để phù hợp với từng năm, chào đón năm mới.

Nhung viec can lam sau khi cung ong Cong ong Tao de ca nha gap may man
Dán giấy đỏ viết tên hoặc vẽ hình các Táo trên bếp để gặp nhiều may mắn.

Dọn dẹp bàn thờ

Cứ đến cuối năm, mỗi gia đình sẽ hạ bát hương xuống để làm việc bao sái bàn thờ (dọn dẹp bàn thờ). Khi thực hiện việc này cần chọn người cẩn thận và tỉ mỉ, hạ bát hương xuống để ở nơi sạch sẽ, tránh va đập để cả năm được may mắn.

Trong một năm đương nhiên bàn thờ, bát hương sẽ bị bụi bẩn bám vào. Vì vậy, các gia đình phải thực hiện việc này như xua đuổi đi mọi tai ương, phiền não năm cũ để chào đón một năm mới thuận lợi, mọi việc thuận buồm xuôi gió.

Kết thúc công việc lau rửa, có thể dùng nước nóng hòa tinh dầu ngọc am, quế… hoặc đơn giản hơn là đun nước gừng để lau rửa lại một lần cuối. Tương tự với ảnh thờ, đồ thờ.

Nhung viec can lam sau khi cung ong Cong ong Tao de ca nha gap may man
Dọn dẹp bàn thờ cuối năm để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và hy vọng một năm mới an khang.

Tỉa chân hương (nhang) và thay tro bát hương nếu cần thiết

Mỗi năm trôi qua, bát hương sẽ đầy nhang sau những ngày giỗ, rằm... Vì vậy, đến ngày cuối năm mỗi gia đình phải thực hiện việc tỉa chân hương hoặc thay tro bát hương nếu cần thiết.

Khi thực hiện việc này cần lưu ý giữ nguyên phần cốt của bát hương. Số tro thừa sẽ được mang rắc ở sông, hồ có nguồn nước. Có một số trường hợp bát hương, bàn thờ không còn phù hợp với điều kiện gia đình (gia chủ muốn ban thờ khang trang hơn), các gia đình có thể thay thế. Đối với bát hương, cần lưu ý giữ lại phần cốt bát hương và chân nhang cũ. 

Nhung viec can lam sau khi cung ong Cong ong Tao de ca nha gap may man
Tỉa chân hương và thay bát hương cuối năm để xua đuổi vận xui năm cũ.

Trang hoàng lại nhà cửa

Để chuẩn bị chào đón một năm mới an khang, may mắn hơn mỗi gia đình đều phải tiến hành dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa gọn gàng, khang trang hơn. Bạn nên thay những đồ vật đã cũ, hư hỏng để mang đến không gian sống tươi mới và thịnh vượng hơn.

Đặc biệt là khu vực bếp núc - nơi gia đình thường xuyên sinh hoạt, quây quần - một nguồn sinh khí mới. Việc làm này thể hiện sự tôn kính của bạn với ông bà tổ tiên và tạo thêm không khí đón xuân trước khi bước vào năm mới.

Nhung viec can lam sau khi cung ong Cong ong Tao de ca nha gap may man
Trang hoàng lại nhà cửa tươi mới hơn để chào đón năm mới.

Chuẩn bị bữa cơm tất niên đầm ấm

Thông thường các gia đình sẽ tổ chức bữa cơm tất niên vào ngày cuối cùng của năm cũ (30 tháng chạp). Đây là bữa cơm đầm ấm, của sự sum họp của các thành viên trong gia đình. Nhiều người không thể về bên gia đình trong mâm cơm họp mặt cuối năm này thì họ sẽ được báo ngày làm lễ để hướng về gia đình. Dự tiệc tất niên mọi người nên ăn mặc chỉnh tề, đặc biệt phụ nữ nên đeo trang sức, tươi cười rạng rỡ để đón những may mắn, an lành đến với cả nhà.

Nhung viec can lam sau khi cung ong Cong ong Tao de ca nha gap may man
Một bữa cơm tất niên ấm áp và đoàn viên.

Yến Trần

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI