Nhìn mâm cơm chồng người ta nấu cho vợ ở cữ, tôi tủi thân nghĩ đến phận mình

28/10/2017 - 06:00

PNO - Điều đáng nói, trước khi sinh con, tôi đưa cho mẹ chồng 10 triệu để lo chi phí vì biết mình không thể tự làm.

Mới đây, các bà mẹ bỉm sữa lại có dịp “sốt” lên bởi mâm cơm chồng nấu cho vợ ở cữ. Nhờ chồng khéo chăm mà người phụ nữ may mắn đó dù sinh con thứ hai vẫn có sữa dồi dào. Nhìn những phần cơm được bày biện khéo léo, đẹp mắt và đầy đủ chất dinh dưỡng, không ít bà vợ ao ước mình chăm sóc như thế khi ở cữ.

Nhin mam com chong nguoi ta nau cho vo o cu, toi tui than nghi den phan minh
Một mâm cơm thật đẹp mà bà vợ nào cũng ao ước

Chỉ riêng chuyện chồng chịu khó lên thực đơn, đi chợ, vào bếp tự tay nấu nướng cho vợ sinh đã là một điều đáng nể. Anh chồng rất giỏi trong việc kết hợp các món ăn để vợ không ngán lại lợi sữa cho con. Có thể nói, thời gian sinh nở là giai đoạn khó khăn nhất ở đời người phụ nữ với nhiều biến động. Nếu như người chồng nào cũng biết chăm vợ như thế chắc sẽ không có tình trạng trầm cảm sau khi sinh.

Nhìn những mâm cơm sốt dẻo đó, tôi càng tủi phận mình. Lấy chồng năm 24 tuổi, mẹ đẻ mất sớm nên đứa con đầu lòng phải sinh ở nhà chồng. Những ngày tháng làm “bà đẻ” thật kinh hoàng đối với tôi. Khi vượt cạn, dù bác sĩ tôi không thể sinh thường nhưng mẹ chồng không đồng ý cho mổ. Bà sợ cháu nội có sức khỏe không tốt.

Đến khi tôi ngất xỉu trên bàn sinh, chồng tôi mới dám ký giấy mổ. May mắn thay, mẹ tròn con vuông dù tôi gần như kiệt sức. Bữa cơm đầu tiên của tôi sau khi chuyển về phòng hậu sản là một vắt xôi đậu đã khô cứng, được mua từ sáng. Nhìn sản phụ giường bên cạnh được ăn cháo nóng mà tôi ứa nước mắt. Tôi chỉ ăn được vài miếng xôi rồi lả đi về mệt.

 Trong khi mẹ chồng và chồng gọi cơm hộp về ăn. Tôi bảo chồng, tôi muốn ăn cơm nhưng anh không cho. Mẹ chồng nói, sinh xong ăn xôi mới có sữa. Đến khi bác sĩ can thiệp vì ăn xôi sẽ ảnh hưởng đến vết mổ, mẹ chồng mới ngừng bắt tôi ăn.

Nhin mam com chong nguoi ta nau cho vo o cu, toi tui than nghi den phan minh
 

Từ bệnh viện trở về nhà, với tôi những bữa cơm trong buồng đẻ không khác gì cực hình. Quanh quẩn mấy con cá đồng kho khô, mặn chát, thêm vắt dưa cải chua, tuyệt đối không được ăn canh. Nhiều người đến thăm khuyên tôi không nên ăn đồ chua sẽ làm con đau bụng nhưng mẹ vẫn cố nhét vào tô cơm. Suốt một tháng trời tôi chỉ được ăn vả luộc, mít luộc, đu đủ luộc với cá đồng kho mặn.

Tôi thèm canh rau vô cùng nhưng không được ăn, miệng lúc nào cũng khô khốc. Chị em bên ngoại đến chơi, người cho giò heo, gà, bồ câu, trứng gà để hầm ăn cho lại sức. Nhưng khi mẹ chồng bưng vào buồng chỉ toàn đầu cổ cánh, phần ngon lành đã được để dành cho mấy đứa cháu con chị chồng. Vì ăn uống đạm bạc, không đủ chất nên tôi rất ít sữa, con còi cọc không tăng cân. Sinh con xong mà tôi bị sụt mất mấy cân.

Chồng tôi không mấy quan tâm đến vợ, cứ nghĩ có mẹ chăm. Đến khi tôi thèm phở bò quá, đêm khuya giục anh đi mua. Về nhà, mới ăn được nửa tô thì mẹ chồng biết, mắng cho một trận nên từ đó anh không còn mua thứ gì về nữa. Lúc ấy, tôi chỉ muốn nhanh hết tháng, có thể tự đi ra ngoài lo chuyện ăn uống. Mẹ chồng bắt tôi kiêng đủ thứ riêng chuyện giặt giũ lại không kiêng.

Nhin mam com chong nguoi ta nau cho vo o cu, toi tui than nghi den phan minh
 

Mới sinh được 7 ngày, vết mổ còn đau, tôi đã phải mang bao tay vào giặt tã cho con. Đến giờ, cái lưng tôi vẫn mỏi nhừ do ngồi lâu quá sớm. Điều đáng nói, trước khi sinh con, tôi đưa cho mẹ chồng 10 triệu để lo chi phí vì biết mình không thể tự làm. Nhưng bà cho tôi ăn uống quá kham khổ, sức khỏe không thể phục hồi. Nhớ lại những ngày tháng đó, tôi vẫn ớn lạnh mà chưa dám sinh đứa con thứ hai.

Hoài Phạm

                                                                                                            

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI