TUYỆT ĐỐI Không ngửa cổ lên khi bị chảy máu cam

05/06/2016 - 06:40

PNO - Ngửa cổ lên trời để ép máu chảy vào trong là sai lầm của nhiều bà mẹ khi thấy con bị chảy máu cam.

Chị Nguyễn Thị Hoa (quận 1, TP HCM) lần đầu làm mẹ. Mới đây khi thấy con trai bị chảy máu cam, chị vội lấy bông, bít hai lỗ mũi con lại rồi bảo con ngửa cổ lên để ép máu không chảy ra ngoài. Tuy nhiên, được chốc lát, chị tái mặt khi thấy con sặc sụa, máu chảy tong tong xuống miệng, cổ.

"Người vỗ lưng, người vỗ ngực, người lau máu, cả nhà tôi cuống lên rồi vội vàng đưa cháu vào bệnh viện. Cũng may bệnh viện cách nhà có 500m. May mắn lần đó con không sao, chứ con có mệnh hệ gì thì tôi không sống nổi. Bình thường tôi chỉ hay tìm hiểu cho con ăn gì, uống gì khi đau ổm, ỉa chảy, lười ăn chứ không tìm hiểu cách xử lí khi con chảy máu cam. Tôi đúng là người mẹ còn thiếu hiểu biết", chị Hoa buồn rầu nhớ lại.

TUYET DOI Khong ngua co len khi bi chay mau cam
Nhiều mẹ không biết xử lí khi con bị chảy máu cam - ảnh minh họa

Được biết, chảy máu cam là tình trạng có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng không nhiều người biết cách xử trí. Trao đổi với PV về việc này, bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Hemophilia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, chảy máu cam do nhiều nguyên nhân như rối loạn máu đông, viêm nhiễm tại chỗ, tang huyết áp, bị tác động một lực rất mạnh vào mũi,…

Khi bị hảy máu cam, phương pháp đơn giản để “cầm máu” tại chỗ là giữ người ở tư thế cân bằng, có thể nằm cố định một chỗ, dùng hai tay ép chặt phần cánh mũi trong vài phút cho đến khi thấy máu ngừng chảy. Bên cạnh đó, chườm lạnh lên mũi cũng có thể áp dụng để hạn chế lượng máu chảy ồ ạt. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, người lớn nên chườm lạnh qua một chiếc khăn để trẻ khỏi bổng lạnh.

TUYET DOI Khong ngua co len khi bi chay mau cam
BS Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Hemophilia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương

"Nhiều mẹ khi thấy con chảy máu cam lại bảo con ngửa cổ lên trời để máu không chảy ra ngoài hay lấy bông bít hai lỗ mũi con lại. Tuy nhiên, đây là phương pháp sai vì khi đó máu bị “ép” chảy ngược vào trong cổ họng và xuống dạ dày. Trong trường hợp lượng máu nhiều chảy ngược đột ngột xuống cổ họng có thể gây khó thở và cảm giác buồn nôn ở trẻ.

Có người lại khuyên con cúi sâu người xuống để máu chảy ra ngoài nhưng đây cũng là phương pháp sai vì khi đó, áp lực dồn lên phần mặt của trẻ rất lớn, dễ khiến trẻ bị hoa mắt, chóng mặt, thậm chí cảm giác nhức đầu.

"Để phòng chảy máu cam cho trẻ, các phụ huynh nên vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý, tránh để trẻ bị va đập mạnh ở vùng mũi, trời nóng bức cần bổ sung độ ẩm, tránh gây tổn thương niêm mạc mũi.

Với phụ nữ mang thai rất hay bị chảy máu cam, khi đó chị em cần đến gặp bác sỹ để có cách xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn", bác sĩ Mai cho biết thêm.

NGUYỄN PHƯƠNG

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI