Ráy tai cũng rất hữu ích, cha mẹ nên dừng ngay việc làm sạch tai hàng ngày cho trẻ

17/10/2016 - 06:30

PNO - Việc vệ sinh tai mỗi ngày và giữ cho tai của trẻ quá sạch sẽ là việc làm không cần thiết và có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Vai trò của ráy tai đối với sức khỏe

Đầu tiên, tại sao chúng ta lại có ráy tai? Vì toàn bộ ống tai được bao phủ bằng da nên ráy tai sinh ra là để giữ cho ống tai không bị “nhăn” (giống như làn da của bé bị “nhăn” khi bơi quá lâu).

Khi da bị “nhăn”, da có thể sẽ hình thành những vết nứt nho nhỏ và những vi khuẩn tự nhiên trong ống tai có thể di chuyển qua đó và gây ra bệnh viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài.

Tuy nhiên, quá nhiều ráy tai cũng có thể làm tắc ống tai, như vậy, không khí không thể lọt vào và làm rung màng nhĩ. Điều này khiến trẻ không nghe rõ lời bạn nói, vì vậy, chúng phải vặn to âm lượng của TV, hay những khi bạn hỏi chúng cứ “dạ?” hay “gì ạ?” làm bạn phải lặp đi lặp lại nhiều lần.

Khi trẻ ngáp hay mở rộng hàm, chúng sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy vì quá nhiều ráy tai chà xát vào màng nhĩ. Tóm lại, chúng ta cần có ráy tai nhưng cũng phải vệ sinh tai thường xuyên để không bị khó chịu hay để thính giác không bị cản trở.

Ráy tai của mỗi người đều khác nhau, của một số người thì khô và cứng, một số khác thì ướt, và ráy tai thì có nhiều màu khác nhau: vàng, vàng cam, nâu đậm,... màu sắc không có ý nghĩa gì hết.

Cần thận trọng khi vệ sinh tai cho trẻ nhỏ

Các ống tai thường tự làm sạch, điều đó có nghĩa là ráy tai thường xuất hiện ở lỗ tai hoặc lối vào của ống tai. Bằng cách này, người lớn thường sử dụng đầu của tăm bông và xoay tròn nhẹ nhàng để lấy ráy tai ở thành lỗ tai.

So với người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ em có ống tai nhỏ hơn rất nhiều. Khi trẻ phát triển, đầu của trẻ sẽ lớn lên cùng với đó ống tai cũng phát triển nhưng quá trình này phải mất rất nhiều năm.

Bạn có thể hiểu tại sao việc khám tai cho trẻ sơ sinh và trẻ em lại rất khó khăn và chỉ cần một lượng nhỏ ráy tai thôi cũng có thể dễ dàng ngăn chặn thính giác của trẻ. Nếu con của bạn gặp vấn đề về thính giác ngay từ lúc mới sinh, hãy đưa bé đến gặp chuyên gia tai mũi họng để kiểm tra ngay lập tức.

Ray tai cung rat huu ich, cha me nen dung ngay viec lam sach tai hang ngay cho tre
Nên vệ sinh tai cho trẻ sau khi tắm.

Những bé có quá nhiều ráy tai nên được khám kịp thời ở phòng khám chuyên khoa có kính hiển vi và những công cụ đặc biệt để làm sạch ống tai của bé một cách nhẹ nhàng mà không làm tổn thương thành tai hoặc tệ hơn là màng nhĩ và những cấu trúc liên quan.

Sau đây là những lời khuyên dành cho các vị phụ huynh trong việc làm sạch tai cho trẻ:

1. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, bố mẹ không nên dùng tăm bông để ngoáy tai cho trẻ. Sau khi tắm cho bé, nếu thấy ráy tai (thường là màu vàng hoặc màu nâu) ở bên ngoài tai, bạn chỉ cần dùng khăn mặt để lau chúng đi. Khi con bạn hơn 1 tuổi, bạn có thể dùng tăm bông nhưng hãy cẩn thận để không làm rơi phần bông ở đầu tăm.

2.Vệ sinh tai cho bé 1-2 lần mỗi tuần, không cần làm sạch tai mỗi ngày, vì ngay cả người lớn chúng ta cũng chỉ vệ sinh tai như một thói quen. Thời điểm tốt nhất để vệ sinh lỗ tai là sau khi tắm, khi đó hơi ấm và độ ẩm đã làm mềm ráy tai.

3. Kéo tai bé hơi lùi ra sau và thẳng lên trên một cách nhẹ nhàng, đẩy bông ngoáy tai vào trong, không quá 4-5mm.

Nếu lỗ tai của con bạn đủ lớn, xoay tăm bông một vòng để nó cọ xát trên thành lỗ tai. KHÔNG NÊN ĐẨY TĂM BÔNG VÀO SÂU HƠN.

4. Nếu trẻ kêu đau có nghĩa là bạn đã mạnh tay và đẩy tăm bông vào sâu quá, hãy dừng lại ngay lập tức.

5. Hãy để tăm bông tránh xa tầm tay trẻ em dưới 6 tuổi, chúng sẽ chơi với nó hoặc cố tự vệ sinh tai cho mình.

Ray tai cung rat huu ich, cha me nen dung ngay viec lam sach tai hang ngay cho tre
Không nên để trẻ dưới 6 tuổi tự vệ sinh tai.

6. Trong trường hợp làm bé bị thương bằng bông ngoáy tai, bé khóc vì bị đau thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để kiểm tra xem bé có bị thủng màng nhĩ hay không.

7. Nếu chưa vệ sinh tai xong mà bé không muốn tiếp tục nữa thì hãy ngừng lại. Nếu không, bé ngọ nguậy trong khi ngoáy tai sẽ dẫn đến làm tổn thương màng nhĩ.

8. Có loại tăm bông dành riêng cho trẻ em, hoặc bạn có thể tìm mua những loại tăm bông có đầu bông lớn hơn để chính bạn không thể đưa tăm bông vào quá sâu trong tai bé được.

9. Mỗi khi vệ sinh tai cho bé xong, bạn hãy kiểm tra lại đầu tăm bông, vì rất có thể bông sẽ bị rớt trong tai bé, đừng mua những loại tăm bông rẻ trên thị trường.

10. Không nên cho bất kì loại nước nào lọt vào lỗ tai của trẻ em. Nhiều bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và bác sĩ gia đình có thể khuyên bố mẹ nên cho nước, giấm, ôxy già vào tai để làm sạch tai cho bé.

Ray tai cung rat huu ich, cha me nen dung ngay viec lam sach tai hang ngay cho tre

Con người, kể cả người lớn hay trẻ em đều có thể bị choáng như phản ứng calo khi chất lỏng nóng hay lạnh chạm vào màng nhĩ. Ngoài ra, cách này có thể làm đau hoặc làm cho bé bị thương. Nếu bạn vẫn muốn, hãy chắc chắn rằng bạn có thể làm nhẹ nhàng để bé không bị đau.

11. Đối với ráy tai quá cứng, bạn có thể sử dụng 1-2 giọt dầu dành riêng cho trẻ em hay dầu ô liu, nhỏ vào tai bé mỗi đêm trước khi đi ngủ khoảng 3-4 đêm.

Sau đó, bạn có thể nhẹ nhàng lấy ráy tai cho bé hoặc bạn có thể đưa bé đến những phòng khám chuyên khoa để những thiết bị đặc biệt của bác sĩ để tránh làm bé bị thương.

12. Nếu hàng ngày bé đều nói rằng bé bị đau, ngứa tai, gặp khó khăn trong việc nghe thì đây không phải là chuyện bình thường. Hãy đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Thu Phương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI