Lời tự thú của các bà mẹ khi chăm con bệnh

06/09/2016 - 10:56

PNO - Ngọc Hiền - bà mẹ năng động và chăm sóc con tốt. Tuy nhiên, lời tự thú của bà mẹ này trong việc chăm sóc khi con bệnh trên trang mạng xã hội đã khiến nhiều mẹ khác bất ngờ...

Ngọc Hiền - bà mẹ năng động và được đánh giá cao trong công việc và chăm sóc con. Tuy nhiên, lời tự thú của bà mẹ này trong việc chăm sóc khi con bệnh trên trang mạng xã hội đã khiến nhiều mẹ khác bất ngờ, và cũng bộc bạch những nỗi niềm tương tự.

Lời tự thú của các bà mẹ

Mẹ Ngọc Hiền - bà mẹ dày dặn kinh nghiệm chăm sóc con bộc bạch: “Khi bé Ken bệnh, mình lại hay xót và thương con, nên có những “lầm lỡ” nhỏ nhưng làm hại đến sức khỏe của con như: không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng kháng sinh cho trẻ.  Bác sĩ kê đơn dùng kháng sinh 5-7 ngày nhưng khi mình cho con dùng đến ngày thứ 2, thứ 3, thấy con khỏi bệnh, lập tức ngừng thuốc. Việc làm này hết sức nguy hiểm do vi khuẩn chưa được tiêu diệt triệt để nên đứa trẻ rất dễ tái phát bệnh và dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó điều trị hơn. Các mẹ nên lưu ý tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ”.

Loi tu thu cua cac ba me khi cham con benh

Nhiều mẹ cũng chia sẻ đã phạm phải sai lầm tương tự khi chăm sóc con bệnh. Chính vì tâm lý đó, cha mẹ khi cho con uống thuốc hai, ba ngày mà chưa thấy trẻ giảm ho, sổ mũi là ngay lập tức nghĩ tới việc đổi thuốc, trong khi kháng sinh cần đủ thời gian để đạt nồng độ tại nơi cần điều trị để cho kết quả tốt.

Việc đổi thuốc liên tục làm cho trẻ phải đối diện với hai nguy cơ: kháng thuốc vì dùng không đúng, không đủ liều và nguy cơ chọn sai bởi mỗi kháng sinh chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn nhất định.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng nói gì trước những lời tự thú của các mẹ? 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào đều có tác dụng phụ. Do đó, trường hợp cần thiết mới nên sử dụng kháng sinh. Nguyên tắc là chỉ dùng kháng sinh khi mắc các bệnh mà nguyên nhân gây ra là do vi khuẩn, không nên lạm dụng loại thuốc này, tránh gây hại đến cơ thể”.

Bác sĩ đưa ra rất nhiều lý do đã khiến mẹ không cho con tuân thủ liệu trình điều trị kháng sinh như: thời gian điều trị dài, sợ con uống kháng sinh lâu ngày bị tác dụng phụ; đến ngại vì trẻ còn nhỏ khó cho uống thuốc; hoặc uống được hai-ba ngày, thấy con bớt bệnh thì tự ý ngưng thuốc, hay thấy triệu chứng bệnh không đỡ thì tự ý đổi sang kháng sinh khác... Những lý do này trùng khớp với lời thú tội của các mẹ ở trên.

Bác sĩ tư vấn thêm: “Việc kê toa kháng sinh gì, hàm lượng, thời gian bao lâu đòi hỏi bác sĩ phải thăm khám kỹ bệnh nhân để xác định bệnh đó có phải do nhiễm vi khuẩn không? Sau đó tiên đoán loại vi khuẩn gây bệnh rồi mới lựa chọn kháng sinh gì để tiêu diệt được loại vi khuẩn gây bệnh đó. Để thực hiện quá trình này, bác sĩ phải học hỏi nhiều mới có kinh nghiệm kê đơn kháng sinh đúng.

Nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh là nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị của bác sĩ và lưu ý đặc điểm của các loại thuốc kháng sinh như số lần dùng trong ngày ít (ví dụ 1 lần/ ngày); thời gian điều trị ngắn (3 ngày - 5 ngày)”. Nhiều loại kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn (3-5 ngày) vẫn đủ khả năng điều trị hiệu quả các chứng bệnh nhiễm khuẩn.

Bác sĩ Tiến Dũng nhấn mạnh: “Sử dụng kháng sinh có liệu trình điều trị ngắn ngày đủ khả năng khỏi bệnh hoàn toàn và tránh tái phát. Ngoài ra, sử dụng liệu trình điều trị ngắn ngày ít tốn kém chi phí hơn, hạn chế tác dụng phụ và giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh. Cần lưu ý là không phải bệnh nào, người bệnh nào, kháng sinh nào cũng có thể áp dụng biện pháp này. Chỉ qua thăm khám và đánh giá đầy đủ, bác sĩ của bạn mới quyết định được điều này”.

Thúy Vi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI