Khi anh em không yêu thương nhau

04/01/2016 - 10:39

PNO - Từ nhỏ cháu đã hay ganh tị với em, lúc nào cũng mè nheo là ba mẹ thương em hơn con. Dù có giải thích thế nào, cháu cũng không chịu hiểu.

Tôi có hai con trai, sinh cách nhau chỉ một năm mà tính tình hoàn toàn trái ngược nhau. Đứa đầu 13 tuổi, ngang bướng, hay cãi, thích làm theo ý mình. Đứa sau 12 tuổi hiền hậu, nhẹ nhàng, biết hỏi han, lo toan cho người khác.

Không biết có phải vì khi sinh cháu thứ hai tôi mong con gái quá nên cháu có những đức tính tốt đẹp ấy của phụ nữ hay không. Tuy vậy, vì khi sinh ra cháu bị hở van tim nên sức khỏe cháu có phần yếu ớt so với anh Hai. Vợ chồng tôi chăm cháu vất vả hơn và cũng vì thế mà phải ưu tiên cháu hơn.

Thế nhưng con trai đầu của tôi không hiểu điều đó. Từ nhỏ cháu đã hay ganh tị với em, lúc nào cũng mè nheo là ba mẹ thương em hơn con. Dù chúng tôi có giải thích thế nào, cháu cũng không chịu hiểu. Tôi nhận ra trong tư tưởng cháu, em là đứa khéo mồm khéo miệng, láu cá, biết lấy lòng cha mẹ. Cháu hay gây gổ, bắt nạt em, thậm chí từng đánh em chảy cả máu mũi.

Khi anh em khong yeu thuong nhau
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Cách đây hai tuần hai cháu cãi nhau vì một chuyện gì đó rất nhỏ, nhưng có lẽ vì bị ức hiếp nên đứa em đã gọi anh bằng thằng và đánh lại. Chúng tôi bắt em phải xin lỗi anh và đánh đòn cả hai đứa.

Các cháu chỉ làm theo lệnh của chúng tôi chứ không "tâm phục, khẩu phục". Bằng chứng là đã hai tuần nay, con trai đầu của tôi không nói chuyện, không chơi với em nữa, dù thằng em đã có vẻ quên đi mọi việc và theo nói chuyện với anh. Nó bảo là đây không phải lần đầu tiên thằng em hỗn láo với nó và nếu xí xóa thì rồi mọi việc sẽ tiếp tục như vậy.

Vợ chồng tôi thật sự thấy lo lắng. Không lẽ hai đứa con của chúng tôi không có tình yêu thương ruột thịt với nhau? Không lẽ chúng sẽ căm ghét nhau tới khi lớn lên, trưởng thành? Làm sao để sửa được tính ganh tị của đứa con trai đầu? Làm sao để anh em chúng hòa thuận yêu thương nhau?

Thanh Hà (P.8, Q.5, TP.HCM)

Đừng vội vã!

Ngay từ đầu, việc chuẩn bị tâm lý cho cháu lớn không tích cực lắm để chào đón em mình, sự khó khăn hay những xung đột sớm trong nội tâm đã xảy ra… Những cố gắng sẽ khó để có thể cân bằng. Thêm nữa, tình hình sức khỏe của cháu sau cũng chưa hẳn cháu đầu cảm nhận được, vì thế những ưu ái - dẫu là chính đáng của gia đình, biết đâu đã khoét sâu hơn xúc cảm tiêu cực?

Ngoài ra, thường nhật, cháu lớn chưa thực sự có cảm xúc với em, chưa có những rung động đích thực và sâu sắc thì sao có thể nhường nhịn đúng nghĩa. Đó là có thể, khi xảy ra xung đột, khuynh hướng xử lý con là anh phải nhường em, con là anh, em lại bệnh nên con sai rồi… đã từng tồn tại. Có thể chúng ta cũng chưa phân tích, giảng giải cho phía em là con phải thế này với anh hoặc cũng cần “cứng tay” đôi chút nên dẫn đến những điều mà anh chị lo lắng…

Điều quan trọng là chị cần hành động. Nếu được, bắt đầu tạm chấp nhận tình trạng này. Từ từ tìm những tình huống hay những cơ hội thích hợp để giải quyết mâu thuẫn, kích thích cảm xúc nảy sinh, trên cơ sở đó tác động, giáo dục. Chị bình tĩnh và nhấn mạnh về cảm giác cô đơn từ hai phía để mỗi cháu cảm nhận rõ ràng và sâu sắc, từ đó có những hành vi điều chỉnh.

Tuy vậy, đừng vội vã… Tạm chấp nhận nhưng có kế hoạch và kiên trì tác động khéo léo. Chị có thể tinh tế tạo ra tình huống quan tâm đến từng cháu, sau đó hãy tác động tích cực và kéo tình huống về hướng phải có sự tham gia của cả hai… Từ từ vấn đề sẽ nhẹ nhàng hơn.

Đừng quá lo lắng về chuyện sau này lớn lên hai anh em sẽ ghét nhau mà nhìn vấn đề trầm trọng hơn. Chúng ta cũng từng giận hờn bạn bè, anh em, nhưng rồ i thật tự nhiên hay chủ định, thuyền cũ ng về bến thôi chị ạ. Quan trọng là đừng cưỡng ép, đừng cố công khi mọi thứ chưa đúng lúc, chưa sẵn sàng…

Chúc chị thành công, Chúc gia đình chị vui vẻ và hai cháu gắn kết, yêu thương nhau. 

PGS - TS Huỳnh Văn Sơn Trưởng bộ môn Tâm lý học, khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Hãy cố gắng cư xử công bằng

Theo các nhà tâm lý, sự bất hòa ngầm của anh chị em ruột là khá phổ biến trong các gia đình. Hai con chị tuổi sát nhau, nghĩa là chúng gần như đồng trang lứa nên khó lòng có được sự nể phục, tôn trọng nhau như thường có ở những anh chị em chênh nhau ít nhất là ba tuổi trở lên.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI