Khám phá sự kỳ thú của tĩnh điện

13/01/2015 - 11:01

PNO - PN - Tĩnh điện thường là biểu hiện của nhiều hiện tượng vật lý xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn, khi các mảnh bao nhựa ni lông cứ tìm cách bám vào da người, hay khi tóc của trẻ cứ dựng đứng cả lên khi bé vừa trượt...

edf40wrjww2tblPage:Content

Kham pha su ky thu cua tinh dien

Các vật liệu cần chuẩn bị

Kham pha su ky thu cua tinh dien

Chà khăn vải cotton lên miếng nhựa ni lông để tạo hiện tượng tĩnh điện

Hai màn “ảo thuật”

Bố mẹ không cần thiết phải chờ cho đến khi bé đặt câu hỏi mới làm thí nghiệm. Thí nghiệm này vô cùng đơn giản nhưng lại rất ấn tượng, chúng có thể được xem là những màn “ảo thuật” trong mắt của các bé, và có thể được thực hiện bất kỳ khi nào. Mục đích của các màn “ảo thuật” này là để kích thích sự tò mò của trẻ và để các bé được tự tay thực hiện sau khi bố mẹ đã làm ví dụ. Như thế, bé sẽ dễ tiếp thu được kiến thức khoa học về tĩnh điện hơn.

Những vật liệu và dụng cụ mà bố mẹ cần chuẩn bị cho thí nghiệm tĩnh điện chỉ bao gồm vài cái bong bóng, bịch ni lông, một cái khăn cotton, vài mảnh giấy và mảnh nhựa. “Nhân vật chính” của những màn “ảo thuật” này sẽ là quả bong bóng. Bố mẹ hãy thổi to quả bong bóng và cột chặt.

Sau đó, hãy lấy khăn bằng cotton chà nhiều lần lên bề mặt của quả bong bóng. Sau khi được chà như thế, quả bóng sẽ được tích tĩnh điện. Và bố mẹ hãy trình diễn khả năng kỳ lạ của quả bóng tĩnh điện: nó có thể hút được các vật nhỏ như mảnh giấy, mảnh nhựa cắt vụn. Bố mẹ có thể cho bé chạm tay vào bề mặt của quả bóng, bé sẽ cảm thấy sự hiện diện của tĩnh điện.

Với màn “ảo thuật” thứ hai, bố mẹ hãy cắt giữa bịch ni lông thành một vòng ni lông mỏng và nhẹ. Tích tĩnh điện cho quả bóng bằng cách chà khăn cotton lên nó, cùng lúc ta cũng sẽ tích tĩnh điện cho vòng ni lông vừa cắt ra bằng phương thức chà khăn cotton. Sau đó, giữ quả bóng bên dưới với phần được chà hướng lên trên, đưa vòng ni lông lên phía trên quả bóng. Quả bóng sẽ đẩy vòng ni lông bay lơ lửng bên trên. Màn “ảo thuật” này chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh cho bé, vì trông như có phép màu.

Kham pha su ky thu cua tinh dien

Chà khăn cotton lên bong bóng

Kham pha su ky thu cua tinh dien

Quả bóng hút các mảnh giấy, mảnh nhựa

Kham pha su ky thu cua tinh dien

Dải ni lông lơ lửng trên trái bóng

Giải thích

Tại sao hiện tượng tĩnh điện lại tạo ra các “phép màu” như thế? Đây là một hiện tượng vật lý thường được dạy bắt đầu từ cấp III, nên bố mẹ sẽ gặp rắc rối khi tìm cách giải thích nó một cách đơn giản, không sử dụng các thuật ngữ khoa học, để các bé ở độ tuổi tiểu học, mầm non có thể hiểu được. Vì thế, để diễn tả một cách đơn giản, bố mẹ chỉ cần giải thích như sau: Tất cả mọi vật liệu đều có tích hai loại điện cực là âm và dương, nhưng chúng thường ở trạng thái cân bằng.

Một số vật như bong bóng có bề mặt rất dễ hút điện cực âm từ các vật khác. Khi chà khăn cotton lên bề mặt quả bóng, điện cực âm được tích lên quả bóng, như thế, bề mặt quả bóng có nhiều điện cực âm hơn so với các vật thể khác. Cũng như khi hai cực nam châm âm và dương hút nhau, bề mặt quả bóng hút các vật thể như mảnh giấy, nhựa - vốn có tích điện dương nhiều hơn quả bóng. Ở trường hợp của thí nghiệm thứ hai, cả quả bóng và miếng ni lông đều tích điện âm, vì thế chúng đẩy nhau thay vì hút.

Từ giải thích này, bố mẹ có thể giúp bé thực hiện nhiều thí nghiệm tương tự. Ví dụ, mở rộng thí nghiệm với các vật dụng khác như cây thước nhựa, các loại ni lông khác nhau, giấy, tóc và lông... thậm chí với đủ điện tích âm, quả bóng có thể có đủ lực hút để tự nâng nó dính vào tường.

 XUÂN HẠO

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI