Hàng hiệu và giá trị bản thân

16/12/2014 - 16:37

PNO - PN - Khi con gái bước vào lớp 9, tôi bắt đầu được nghe nhiều chuyện về cách tiêu tiền và xài đồ hiệu vô tội vạ của bạn bè cùng lớp con. Ngay hôm đầu tiên tới trường đã có chuyện các bạn hùn tiền lại để đi trung tâm...

edf40wrjww2tblPage:Content

Đưa rước con, tôi chú ý quan sát các em cùng lớp. Quả nhiên như lời con nói, trong khi chờ người nhà đến đón, em này đeo tai nghe, nghe nhạc từ điện thoại xịn, em khác lấy iPad ra lướt; trang phục chỉ có quần áo là đồng phục, còn từ giày, vớ, đồng hồ đeo tay mang hiệu nổi tiếng, thậm chí cái cặp sách, ba lô cũng là hàng hiệu.

“Choáng” với cách xài đồ của học sinh, nhưng tôi cũng không lên án gì chuyện “đua đòi” này. Trong câu chuyện thường ngày về trường lớp, tôi cố gắng thu hút sự chú ý của con về tính cách của mỗi bạn, hỏi con về cách các bạn cùng chia sẻ, chơi chung với nhau, gợi cho con tìm hiểu thêm về một vài bạn mới có chung sở thích… Vậy nhưng chuyện bạn A, bạn B xài điện thoại mới vẫn là tiêu điểm trong câu chuyện hàng ngày.

Tôi biết nhiều bậc cha mẹ dùng điện thoại hay những sản phẩm hàng hiệu đắt tiền để thưởng, hay đơn giản chỉ để thể hiện sự yêu thương với con. Trong khi chưa biết cách nói với con về câu chuyện vật chất - tình cảm này thế nào thì điều tôi không mong muốn nhất đã đến. Con nói muốn mua một chiếc điện thoại iPhone 5, có bạn ở lớp muốn tặng con một chiếc, nhưng con từ chối. Tôi hoảng thực sự, phải mất vài phút sau tôi mới bình tĩnh và tự trấn an rằng rất may là con đã nói ra điều đó với mình.

Tôi đưa con tới tiệm điện thoại và nói con thích thì mẹ sẽ chỉ cách cho con có được nó. Tôi để con trực tiếp trao đổi với người bán về tính năng, giá tiền, cách sử dụng… Về nhà, tôi và con đã có cuộc nói chuyện cởi mở, cái điện thoại con thích giá hơn chục triệu đồng, song tôi không tỏ vẻ ngạc nhiên về giá, mà giữ thái độ bình tĩnh, đồng thời nói con vào mạng xem giá ở bên Mỹ, ở Singapore, ở các trung tâm điện máy khác ở Việt Nam chênh lệch nhau thế nào.

Hang hieu va gia tri ban than

Tôi đưa ra hai phương án để con có chiếc điện thoại này. Đó là:

1) Mẹ sẽ bán đi chiếc đàn organ cũ, số tiền còn lại con trả góp hàng tháng từ tiền tiêu vặt và các loại tiền khác con kiếm được, như phụ mẹ 

việc nhà.

2) Cắt bớt một vài khoản tiền trong gia đình như tiền net, tiền ăn ngoài tiệm, tiền mua quần áo mới trong một năm.

Con chọn phương án 1.

Vào một sáng Chủ nhật, người mua đàn organ đến xem và trả giá chiếc đàn cũ 3.000.000đ. Con tôi kinh ngạc nói với người mua là chiếc đàn này đã mua được gần ba năm, với giá 26.000.000đ (còn hóa đơn), sao giờ lại chỉ còn có bấy nhiêu tiền. Bác mua đàn giải thích cặn kẽ rằng đàn này xài rồi, giờ có loại khác ra mới hơn nên chỉ mua giá như vậy. Bác cũng nói thêm rằng không chỉ đàn, mà cả xe máy, điện thoại… tất cả những đồ điện máy, điện tử xài rồi đều rất mất giá, khi bán lại chẳng được bao nhiêu.

Tới đây, tôi hỏi con, vậy con quyết định thế nào? Lập tức con nói rằng con sẽ đi mua một chiếc điện thoại cũ với mức giá khoảng 300.000đ.

Tôi gặp cô giáo chủ nhiệm của con, trao đổi với cô về trào lưu dùng điện thoại đắt tiền trong lớp, với mong muốn cô hỗ trợ con tôi có cái nhìn đúng đắn về việc sử dụng những hàng hiệu.

Thật tuyệt vời, mấy ngày sau, cô giáo giao bài tập cho lớp con làm thuyết trình về: “Giá trị hàng hiệu”. Bài của nhóm con được cả lớp vỗ tay tán thưởng về cách trình bày vui tươi, sinh động. Cũng từ bài thuyết trình, con và bạn nhận ra những giá trị của bản thân, cách sử dụng sản phẩm, thiết bị thông minh sao cho an toàn, giá trị thực và những giá trị “ảo” của sản phẩm.

 MỸ THANH 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI