Cách ứng xử của bà mẹ khi con phạm lỗi khiến các bố mẹ ngỡ ngàng

14/09/2016 - 06:39

PNO - Tôi thậm chí đã cố tình bỏ rơi con...

Vài nét về tác giả: Janie Porter là một phóng viên truyền hình đã từng được đề cử giải Emmy. Hiện nay cô đã là mẹ của ba bé trai và ở nhà làm công việc nội trợ. Nhiều quan điểm về nuôi dạy con và việc làm mẹ của cô được chia sẻ trên Facebook cá nhân được rất nhiều người quan tâm.

“Nếu những đứa trẻ của bạn không vấp ngã, chúng sẽ không bao giờ học được cách đứng lên”.

Một buổi chiều tôi và một người bạn đang nói chuyện về việc đào tạo con trai của cô đi vệ sinh bằng bô và việc cậu bé đi học mẫu giáo. Cả hai chúng tôi đều dừng lại khi bắt gặp một người mẹ đang chật vật để trông đứa con 5 tuổi của mình ở sân chơi. Người mẹ đó chạy theo con khắp mọi nơi: chạy lên cầu thang, chạy qua cầu trượt, băng qua phòng tập thể dục.

Cô luôn theo sát con trai cô từng bước một và đảm bảo chắc chắn rằng đứa trẻ không bị vấp ngã (xin nhắc lại một lần nữa, đây là một cậu bé 5 tuổi có đầy đủ khả năng nói chuyện, đi bộ và chạy).

Tất nhiên là mỗi người đều có những cách chăm sóc con khác nhau và tôi chắc chắn rằng người mẹ này đang làm chính xác những việc mà cô ấy nghĩ là mình cần phải làm. Tuy nhiên tôi thì cho rằng chúng ta không cần thiết phải đỡ những đứa trẻ của mình trước khi chúng ngã.

Bởi vì nếu chúng ta không để cho chúng ngã thì chúng không bao giờ học được cách đứng lên, cho dù đó là sân chơi hay trong cuộc sống. Theo kinh nghiệm của tôi thì khi chúng ta cảm thấy thất bại, chúng ta sẽ cố gắng tìm cách giải quyết chúng.

Trên thực tế, nếu không tìm được cách giải quyết toàn bộ vấn đề thì thông thường chúng ta cũng sẽ tìm ra một cách giải quyết tốt hơn. Trong quá trình tìm kiếm đó, chúng ta luôn luôn rèn luyện được sự khiêm tốn, chúng ta sẽ trưởng thành và trở nên rộng lượng hơn.

Nhưng nếu không có những thất bại ban đầu thì quá trình ấy thậm chí còn không có cơ hội được bắt đầu. Trên thực tế, trong 5 năm làm mẹ, tôi đã nhận ra rằng: để cho trẻ thất bại là kinh nghiệm nuôi dạy con tốt nhất. Vì thế nên tôi đã để cho những đứa con tôi “được ngã”.

Có thể để con có cảm giác bị bỏ rơi

Và đôi khi (điều này có thể làm bạn bất ngờ) tôi thậm chí còn để cho con mình có cảm giác bị bỏ rơi. Vào một ngày, khi 6 đứa trẻ con chơi trong nhà chúng tôi, đứa con trai cả của tôi bắt đầu hành xử thô lỗ và hung dữ với những đứa trẻ khác.

Tất nhiên là tôi đã nhanh chóng ngăn chặn hành động này. Tôi đã khiển trách con, cho con thời gian suy nghĩ, tách con ra một chỗ riêng khỏi nhóm trẻ. Tôi thậm chí còn đánh vào mông con trai mình. Nhưng vẫn không có hiệu quả. Cho đến khi một đứa trẻ nói rằng: “Chúng cháu không muốn chơi với anh ấy nữa” và những đứa còn lại đều đồng ý.

Sau khi nghe thấy câu nói này, con trai tôi đã làm mọi cách để có thể được vào nhóm chơi cùng. Cậu ta đi xung quanh để xem có đứa trẻ nào cho mình vào không. Thậm chí cậu bé còn năn nỉ mọi người và đi về phòng để lấy đồ chơi cho mọi người, nhưng tất cả đã quá muộn. “Không, chúng tôi không muốn chơi với bạn vì bạn đã hành xử quá tệ”, những đứa trẻ nói.

Tôi đứng ngoài và quan sát mọi chuyện diễn ra, bản năng thôi thúc tôi đứng ra dàn xếp mọi việc. Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng nếu làm như thế, tôi sẽ làm mất đi của con mình trải nghiệm có giá trị nhất: Cảm giác hối hận về hành động của mình.

Khi con trai chạy về phía mình và khóc, tôi ôm con trong vòng tay và khuyên con những điều tôi đã nghĩ đến từ trước. “Nếu con hành xử thô lỗ và hung dữ với người khác như vậy, họ sẽ không muốn chơi cùng con nữa. Hãy thử trở thành người thật tốt và lịch thiệp, họ sẽ lại chơi cùng con thôi”, tôi nói thầm vào tai con.

Điều đó đã làm con trai tôi rút kinh nghiệm một cách tự nhiên và tự nhận thấy hậu quả khi đối xử thô lỗ với người khác. Con đã học được rất nhiều điều mà người mẹ như tôi không cần phải làm gì, chỉ để yên cho mọi chuyện diễn ra.

Cach ung xu cua ba me khi con pham loi khien cac bo me ngo ngang
Đây là con trai tôi sau khi chúng tôi lấy đi bộ trang phục batman của cậu bé như một hình phạt khi ném đồ linh tinh.

Hãy thương con đúng cách

Vào một buổi chiều hồi tôi còn học trung học, mẹ tôi đã quên không đón tôi khi tan học. Tôi là con cả trong nhà và chắc chắn rằng mẹ tôi đã có một ngày dài với những đứa em và đứa con gái này đã trượt ra khỏi tâm trí của bà.

Sau khi chờ đợi 1 tiếng, tôi đã tự đi bộ 3 dặm về nhà. Khi về đến nhà, tôi đã đóng sầm cửa trước, giận dữ xông vào bếp và hét vào mặt mẹ mình rằng bà ấy đã quên tôi.

Tối hôm đó, cha tôi đã nói rằng ông ấy sẽ không chở tôi đến trường vào ngày mai. Tôi đến tìm mẹ và nhờ mẹ đưa tôi đi, nhưng mẹ tôi cũng từ chối. Hôm sau là ngày thi giữa kì và tôi – một học sinh đang cố gắng học tập để vào đại học – không thể đến trễ được.

Trong suy nghĩ của tôi, việc đến muộn và không được thi sẽ là dấu chấm hết cho sự nghiệp học hành của mình. Tôi cầu xin mẹ và nói với bà ấy rằng bà ấy đang hủy hoại tương lai và tất cả mọi thứ mà tôi đã gây dựng. Nhưng bà ấy vẫn giữ vững quyết định của mình và ngày hôm sau tôi đã phải tự mình đi bộ đến trường, bỏ lỡ mất bài kiểm tra. Mẹ tôi đã không giúp đỡ tôi khỏi thất bại mà thậm chí còn để mặc tôi tự giải quyết nó, bà ấy để tôi tự rút ra bài học cho mình.

Và bây giờ, khi đã làm mẹ, tôi nhận ra rằng tôi muốn những đứa con của mình có được trải nghiệm từ những thất bại vì thất bại là cách để chúng có thể phát triển, học hỏi và tự suy nghĩ.  Đó là cách chúng ta tự học để biết rằng điều gì là đúng và đáng trân trọng, điều gì không. Đó là cách để chúng ta trở nên có trách nhiệm và rộng lượng hơn.

Vấp ngã sẽ làm chúng ra trở nên tốt hơn vì chúng ta sẽ học được cách để lớn lên. Bảo vệ con trẻ khỏi sai lầm không phải là việc của tôi, mà việc của tôi là yêu thương con mình. Để con mình tự rút ra bài học thông qua những thất bại của cuộc sống và cung cấp cho con những kỹ năng để có thể tự giải quyết vấn đề của riêng mình.

Và như vậy, lần sau khi bạn muốn bảo vệ con mình từ việc ngã rách đầu gối hay những vết thương nhẹ hay cả khi con bị lỡ xe buýt thì hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ lấy mất cơ hội được dạy dỗ tuyệt vời nhất của con mình: sức mạnh từ sự hiểu biết về những hậu quả  tự nhiên từ những việc làm của chúng, và phải có trách nhiệm với những thứ mà chúng thực hiện.

Hãy nuôi lớn một đứa trẻ theo những cách mà anh ấy có thể trở thành và khi con phạm sai lầm trên đường đời, hãy ngồi yên bên cạnh và xem cách mà anh ấy phát triển, học hỏi và tự tìm ra cách giải quyết cho riêng mình.


Ngọc Linh
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI