Bé trai tự nhổ răng rồi nhét vào tai và hàng loạt dị vật trẻ tự đưa vào cơ thể

30/11/2016 - 11:30

PNO - Chỉ một phút cha mẹ lơ đễnh, trẻ có thể nhét bất cứ thứ gì chúng thấy vào các lỗ hổng trên cơ thể và nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây hậu quả khôn lường.

Thạc sỹ, Bác sỹ Đinh Ngọc Tuấn, Phó Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Điện Biên là một bác sỹ tâm huyết với nghề. Bản thân anh đã chứng kiến và trực tiếp xử lý nhiều trường hợp trẻ nhỏ tự nhét dị vật vào cơ thể. Trong đó, có một số trường hợp đã được khám và điều trị ở nhiều nơi, sử dụng thuốc chữa trị nhưng không đỡ. Sau đó, được anh phát hiện dị vật trong cơ thể và phải mất thời gian dài điều trị mới phục hồi được.

Be trai tu nho rang roi nhet vao tai va hang loat di vat tre tu dua vao co the
Thạc sỹ, bác sỹ Đinh Ngọc Tuấn đang khám họng cho trẻ nhỏ

Trường hợp cháu C.G.B, trú tại huyện Điện Biên, khi cháu đi nhà trẻ, trong lúc chơi đùa, cháu bị bạn cùng lớp nhét một mảnh cúc áo vào tai phải. Rất may được phát hiện kịp thời nên bác sỹ đã nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi tai bé.

Be trai tu nho rang roi nhet vao tai va hang loat di vat tre tu dua vao co the
Cháu B bị bạn nhét cúc áo vào tai khi đang chơi đùa

Tiếp đó là trường hợp cháu L.Q.T, trú tại xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, bé đã nhét một hạt ngọc trai vào mũi.

Be trai tu nho rang roi nhet vao tai va hang loat di vat tre tu dua vao co the
Cháu Q.T nhét hạt ngọc trai vào mũi

Tương tự như trường hợp cháu T, bé gái L.H.T.A, 2 tuổi ở huyện Nậm Pồ, Điện Biên khi bố mẹ đưa đến gặp bác sỹ thì phát hiện mũi phải của bé có dị vật là những mẩu xốp đồ chơi nhỏ.

Be trai tu nho rang roi nhet vao tai va hang loat di vat tre tu dua vao co the
Dị vật bằng xốp lấy ra từ mũi phải của cháu T

Ngày 2/5/ 2015, bác sỹ Đinh Ngọc Tuấn tiếp nhận trường hợp cháu Hoàng Minh D, 3 tuổi , ở phường Him Lam, Thành phố Điện Biên trong tình trạng bé chảy mũi 2 bên kéo dài, có mùi hôi và tai đau. Bệnh nhân đã được khám ở nhiều cơ sở y tế nhưng không khỏi, thậm chí có nơi còn đề nghị bệnh nhân đặt ống thông khí 2 tai. Sau khi bác sỹ khám, bệnh nhân được chẩn đoán viêm tai giữa cấp ,và đặc biệt sau khi hút sạch dịch mũi đã phát hiện và lấy ra từ mũi cháu bé 2 lốp xe ô tô đồ chơi.

Be trai tu nho rang roi nhet vao tai va hang loat di vat tre tu dua vao co the
Cháu D được bác sỹ lấy dị vật là 2 chiếc lốp xe ô tô đồ chơi từ mũi

Anh Đinh Ngọc Tuấn cho biết: “Trong số các dị vật mà trẻ tự đưa vào các lỗ hổng trên cơ thể như tai, mũi, miệng…, thì dị vật phá hủy cơ thể trẻ mạnh nhất là “pin đồ chơi dạng nhỏ, tròn. Dị vật nguy hiểm giết nhiều trẻ em nhất là “thạch rau câu”. Những dị vật có góc cạnh thường khi bị hóc vẫn còn khe hở cho trẻ tiếp tục thở được, nhưng những vật thể tròn, trơn, nhẵn như thạch rau câu khi rơi xuống thanh quản thì càng khít và gây nghẹt thở càng nhanh. Hơn nữa, do thạch mềm, có thể biến đổi hình dạng nên sẽ bít đường thở và gây tử vong rất nhanh. Ngay cả trường hợp cấp cứu kịp thời, bác sĩ cũng rất khó khăn để lấy ra”.

Ngày 25/04/2014, bác sỹ Tuấn tiếp nhận trường hợp cháu N.T.Đ, 6 tuổi , trú tại phường Tân Thanh, TP. Điện Biên Phủ, sau khi khám, anh phát hiện mũi phải của bé có một cục pin đồng hồ dạng nhỏ, tròn đã bắt đầu có hiện tượng hoen gỉ.

Be trai tu nho rang roi nhet vao tai va hang loat di vat tre tu dua vao co the
Cục pin đồng hồ đã hoen gỉ

Tương tự, tháng 8/2014, bé gái 4 tuổi, Nguyễn Thị Hồng V, ở xã Pom Lót, huyện Điện Biên xuất hiện chảy dịch mũi vài ngày, mùi hôi 1 bên trái. Bác sỹ đã khám và gắp ra từ mũi trái của bé 1 cục pin đồng hồ đã gỉ sét.

Be trai tu nho rang roi nhet vao tai va hang loat di vat tre tu dua vao co the
Dị vật là cục pin đồ chơi được gắp ra từ mũi trái của bé

Cũng giống như hai trường hợp trên, ngày 27/09/2014, cháu bé Vũ Ngô Phương L, 6 tuổi , ở phường Him Lam, TP. Điện Biên được gia đình đưa đến trong tình trạng chảy mũi lẫn dịch hồng kéo dài hơn tuần nay, mùi hôi, kèm theo sốt cao, sưng nề vùng mũi 1 bên. Khi tiến hành nội soi bác sỹ phát hiện thấy nhiều mủ thối, vách ngăn bị phá thủng và gắp được từ mũi cháu bé 1 cục pin đã hoen gỉ.

Be trai tu nho rang roi nhet vao tai va hang loat di vat tre tu dua vao co the

“Trong pin có chất ăn mòn, do vậy nếu ở lâu trong hố mũi hoặc tai sẽ làm tổn thương các cấu trúc bên trong gây lở loét. Những trường hợp phát hiện muộn, dị vật đã làm mủ, gây sưng tấy nhiễm trùng và nguy hại đến các cơ quan thính giác, khứu giác…và có thể ảnh hưởng đến toàn thân.

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết trẻ có dị vật trong tai, mũi là trẻ thường ngoáy tai một bên, đau tai, nghe kém, hoặc nghẹt mũi một bên, chảy nước mũi vàng hôi. Dị vật trong hố mũi sau vài ngày sẽ bắt đầu nhiễm trùng và có mùi rất hôi, mùi hôi này rất đặc trưng. Khi thấy dấu hiệu này, các bà mẹ nên đưa con mình tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay”, bác sỹ Tuấn cho hay.

Mới đây, anh tiếp nhận một trường hợp đặc biệt hy hữu, một bé trai tự nhổ và nhét chiếc răng sữa vào ống tai bên trái. Rất may gia đình đưa đến khám kịp thời và bác sỹ đã nhanh chóng làm thủ thuật đưa chiếc răng ra khỏi tai bé.

Bác sỹ Ngọc Tuấn đưa ra lời khuyến cáo đối với các bậc cha mẹ:

1. Trẻ em thường có xu hướng nhét những thứ chúng nghịch, chơi, thích vào tai, mũi, ngậm trong miệng. Vì vậy, cha mẹ phải chú ý quan sát trẻ khi trẻ chơi đồ chơi, đồng thời để những vật nhỏ như: pin, cúc áo, hạt cườm… xa tầm tay của trẻ.

2. Bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra định kỳ tai mũi họng của trẻ ( có thể tự làm ở nhà, hoặc đi khám tại các địa chỉ uy tín) để biết được tình trạng sức khỏe của con mình.

3. Nếu thấy trẻ kêu đau khó chịu phải đưa đi khám ngay, tuyệt đối không nên tự lấy vì có thể là vấn đề phức tap hơn, tổn thương nặng hơn

Trần Thúy

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI