Bật mí bí quyết "trị" con kén ăn

31/08/2015 - 14:10

PNO - Trong trường hợp 5 ngày mà bé không ăn gì cũng không có gì đáng lo nếu bé vẫn ổn – tức là không sốt, không viêm họng, không nôn trớ.

Với những bé lười ăn, ăn ít hay gần như… chẳng ăn gì trong một số ngày, các bà mẹ hiện đại thường được cho lời khuyên: Hãy bình tĩnh. Cứ bày thức ăn ra và cho bé chọn thứ bé muốn ăn. Nhưng không ít mẹ, sau khi 5 ngày mà con không ăn gì, đã cảm thấy quá sốt ruột đến mức không thể chịu đựng được và bắt đầu ép con ăn.

Bat mi bi quyet

Rõ ràng việc ăn của trẻ - không ăn hoặc ăn rất ít - luôn khiến cha mẹ điên đầu. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, điều đó là hoàn toàn tự nhiên và bình thường.

Trẻ phải tăng gấp 3 trọng lượng cơ thể trong năm đầu tiên, do đó, luôn cần các bữa ăn thường xuyên và đủ chất. Nhưng trung bình trẻ dưới 2 tuổi chỉ tăng khoảng 1,8-2,3kg từ sau sinh nhật 1 tuổi đến 2 tuổi.

Do đó, bé không thích ăn là chuyện khó lòng tránh khỏi. Nguyên nhân cũng có thể nằm ở chỗ một số bé cá tính đang trong giai đoạn muốn khẳng định tự chủ nên nói “không” với chuyện ăn uống.

Trong trường hợp 5 ngày mà bé không ăn gì cũng không có gì đáng lo nếu bé vẫn ổn – tức là không sốt, không viêm họng, không nôn trớ. Cha mẹ chẳng cần quá lo lắng mà đơn giản là chờ đợi giai đoạn khủng hoảng này kết thúc.

Chỉ cần bé yêu đạt được tốc độ tăng cân bình thường (hãy nhớ rằng, “bình thường” ở đây có nghĩa là chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng cân trong năm đầu đời) và chạm tới những mốc phát triển cơ bản là cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Bat mi bi quyet

Bất chấp lời khuyên từ chuyên gia, một bé lười ăn vẫn khiến cha mẹ vô cùng lo ngại. Có những mẹ chia sẻ rằng, cho tới tận cuối cùng, vẫn mang trong lòng cảm giác bất an vì nghĩ rằng chưa cho con ăn đủ. Liệu như vậy có phải là chưa làm tròn trách nhiệm của cha mẹ và họ có lẽ là cha mẹ… tồi? Nhưng bạn nên nhớ, công việc của cha mẹ là đưa ra những lựa chọn lành mạnh cho bé. Còn việc quyết định ăn bao nhiêu là ở bé. Nếu bé không ăn, đó là do bé chọn, chứ không phải cha mẹ chọn.

Không thể và chắc chắn, không nên ép một đứa trẻ ăn. Bởi vì nhu cầu thể hiện sự tự chủ, độc lập có thể là một yếu tố dẫn tới phản ứng với bữa ăn. Nếu bạn gia tăng sức ép cho con, bé có thể càng từ chối hợp tác.

Sau đây là một số gợi ý giúp khuyến khích những bé kén ăn:

1. Làm gương tốt cho bé

Cha mẹ cố gắng ngồi xuống và dùng bữa cùng con.

2. Tạo ra cấu trúc cho bữa ăn

Trẻ có thể không thích ăn gì ngoài những đồ ăn vặt có ít giá trị dinh dưỡng. Cha mẹ hãy gộp bữa sáng/trưa/tối cùng với đồ ăn vặt đó vào cùng thời điểm trong ngày có thể giúp ích cho khẩu vị của bé. Chọn một loại thức ăn bé thích và một loại ít thích hơn, dọn ra cùng nhau. Bé có thể sẽ nếm cả hai.

3. Không để bé uống quá nhiều

Nước trái cây hoặc sữa trong bữa chính và trước khi đi ngủ được khuyến khích. Nhưng chính vì thế, không nên để trẻ trải qua một ngày mà luôn cầm theo bình nước trái cây hoặc sữa.

4. Không quá đề cao bữa ăn

Nếu cha mẹ thường xuyên dùng những cụm từ như “Ôi món này ngon quá đi mất” với hi vọng kích thích bé, ngược lại, bé có thể tỏ ra nghi ngờ và càng từ chối bữa ăn hơn.

Bat mi bi quyet

5. Cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị món ăn

Gợi ý trẻ chọn nguyên liệu cho món sinh tố trái cây hay để bé tự dùng dụng cụ cắt chuyên dụng để cắt bánh quy thành hình yêu thích.

6. Tránh thương lượng với bé

“Chỉ cần con ăn ba thìa này thôi” không nên có trong bữa ăn bởi nó sẽ tạo áp lực khiến bé khó chịu hơn. Cha mẹ có thể đưa ra gợi ý, nhưng nếu chưa không hợp tác, tốt hơn là bỏ qua.

Cha mẹ nên ghi nhớ nằm lòng rằng nếu bé không chịu ăn hoặc ăn rất ít, đó không phải chuyện rắc rối liên quan tới kỹ năng làm cha mẹ. Nếu bạn tiếp tục đưa ra các gợi ý về món ăn, Mẹ Thiên Nhiên sẽ đảm bảo bé yêu sẽ biết cách nạp đủ năng lượng để phát triển bình thường.

Huyền Nguyễn (Theo Today Parent)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI