Bắt con nói “Xin lỗi” - hại nhiều hơn lợi.

13/04/2016 - 00:00

PNO - Việc bắt ép con nói ra lời xin lỗi không có lợi thậm chí còn phản tác dụng.


Khi hai đứa trẻ đánh nhau, đặc biệt là khi một đứa bỗng dưng tấn công đứa con lại, thì bố mẹ thường lập tức giúp trẻ “hàn gắn” và “giải quyết thiệt hại” bằng cách… bắt con phải xin lỗi đứa trẻ còn lại.

“Xin lỗi bạn (anh, chị, em) đi con” là câu mà nhiều bố mẹ sử dụng và “điều phối” con ngay lúc đó. Thông thường, phản ứng của những đứa trẻ sẽ là bắt buộc phải nói xin lỗi hoặc thậm chí phải nói ra lời xin lỗi mà bản thân không hoàn toàn thiện chí.

Theo nhà tâm lý học về trẻ con - Laura Markham người đã viết cuốn sách chuyên Peaceful Parent, Happy Siblings: How to Stop the Fighting and Raise Friends For Life, nếu bố mẹ bắt con nói những lời xin lỗi cưỡng bức như vậy thì bố mẹ đang làm hại trẻ nhiều hơn là có lợi.

Khi cháu đang nóng giận, cháu sẽ ghét việc phải xin lỗi. Việc xin lỗi chỉ làm cháu tức giận hơn mà thôi".

"Cháu không thích anh cháu xin lỗi cháy khi bố mẹ bắt anh ấy phải làm như vậy. Anh ấy nói xin lỗi như kiểu anh ấy chẳng thiện chí gì cả. Và điều ấy càng làm cháu hậm hịch, khó chịu hơn mà thôi".

"Đó là lúc nói lời xin lỗi không thật lòng".

Đó là những lời mà sau nhiều năm dày công nghiên cứu cô Laura Markham đã ghi nhận được.

"Ép trẻ nói “Xin lỗi” không chỉ dạy cho trẻ những bài học sai mà còn không giúp chúng giải quyết được vấn đề. Sau nhiều chục năm nghiên cứu về mối quan hệ, khi một người bị ép xin lỗi trước khi người đó sẵn sàng, thường không giúp hàn gắn các mối quan hệ". Markham chia sẻ với tờ Yahoo Parenting.

Điều này cũng hoàn toàn đúng với những đứa trẻ khi chúng bị bắt ép nói xin lỗi với anh chị em của chúng”.

Bat con noi “Xin loi” - hai nhieu hon loi.

Hãy để trẻ tự nói ra lời xin lỗi và tự khắc phục mọi việc.



Bố mẹ nên làm gì?

1. Tập trung vào việc giúp trẻ có thể giao tiếp, nói chuyện với nhau hơn là bắt trẻ xin lỗi

"Nếu bạn giúp đỡ trẻ trong việc bày tỏ mong muốn và nhu cầu của trẻ, lắng nghe cả hai bên, và trình bày lại những gì bạn nghe được với những đứa trẻ còn lại, trẻ sẽ hàn gắn mâu thuẫn của chúng ở một mức độ sâu hơn, do đó, lời xin lỗi thường lúc này trở thành gần như không cần thiết, “Markham chia sẻ. Việc có thể hiểu được "nỗi lòng" của nhau sẽ khiến những đứa trẻ có thể hàn gắn mối quan hệ tốt hơn.

2. Chờ đến khi cơn giận lắng xuống

Nếu những đứa trẻ muốn xin lỗi, bố mẹ có thể lắng nghe giọng điệu của chúng. Nếu âm giọng vẫn con bực tức thì hãy giải thích với con rằng bạn không muốn con xin lỗi trong tình trạng con vẫn chưa thực sự muốn điều đó. Giải thích với con rằng những lời xin lỗi không thiện chí không góp phần làm cho mối quan hệ tốt hơn lên.

3. Khuyến khích con tự sửa chữa sai lầm

Điều này không có nghĩa rằng bạn giao cho con phải tự khắc phục những hậu quả của mình đã gây ra. Thay vào đó, hãy khuyến khích con lựa chọn những gì con có thể làm để khiến mọi việc trở nên khá hơn. Bạn có thể gợi ý cho con những việc dễ thương như: Viết thiệp, hay giúp sửa đồ chơi… gửi tới người mà con vừa có mâu thuẫn. Và cuối cùng hãy khuyến khích con: “Bố (mẹ) nghĩ là con đã tìm được cách hoàn hảo nhất để sửa sai rồi đấy” và sau đó rời đi để con tự làm.

4. Làm gương cho con trong mọi tương tác sau này

“Trẻ con có thể học được cách hàn gắn các mối quan hệ thông qua chính bố mẹ của chúng. Vì thế  khi chắc chắn muốn xin lỗi ai đó bạn hãy bày tỏ thiện chí và chân thành. Đừng bao giờ miễn cưỡng bật ra hai từ xin lỗi một cách gượng ép.

Diệu Thảo (Theo: popsugar)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI