Trả nghĩa cho đời

10/10/2015 - 09:29

PNO - Tha hương mưu sinh, trải qua nhiều gian truân, lận đận, cuộc sống của chị Nguyễn Thị Phương đã khấm khá dần.

Chị Nguyễn Thị Phương (SN 1968, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ KP.5, P. Tam Bình, Q. Thủ Đức, TP. HCM) khi cuộc sống đã khấm khá dần, chị dồn tâm sức hỗ trợ chị em hội viên, phụ nữ (HV, PN) như một cách trả nghĩa cho đời.

Tra nghia cho doi
Chị Phương nhận may quần áo để tiết kiệm tiền hỗ trợ phụ nữ nghèo

Túp lều rách

Chúng tôi ghé nhà chị Phương vào buổi chiều muộn. Chị ngồi may, chân đạp, mắt chăm chú nhìn vào từng đường chỉ. Nghe hỏi chuyện mình ngày xưa, chị cười: “Khổ quá chừng”. Ngườ i phụ nữ gố c Huế thoá ng phú t trầ m tư: “Một đoạn đời đã qua, trúc trắc và buồn lắm”.

Năm 1990, từ Huế, vợ chồng chị Phương vào TP.HCM với hai bàn tay trắng khi cô con gái Trần Thị Bảo Uyên chưa tròn tám tháng tuổi. Có một phụ nữ tốt bụng mà mọi người hay gọi là “dì Năm” ở P.26, Q.Bình Thạnh cho gia đình chị “ké” một bên vách nhà.

Anh Trần Lạt (SN 1963, chồng chị Phương) mua mấy miếng bạt về che tạm thành túp lều nhỏ đủ kê một chiếc giường. Chị Phương nói, với chị, túp lều rách nhìn đâu cũng thấy trời này là xuất phát điểm cho những câu chuyện nồng ấm tình người nơi đất khách phương Nam.

Anh Lạt làm thuê ở tiệm cửa sắt, chị bán trà đá. Dành dụm được ít tiền, hai vợ chồng mua bộ đồ nghề sửa xe, ban đêm làm thêm. Nhưng, ở chưa ấm chỗ thì khu vự c này bị giải tỏa để làm đường, cả nhà phải bồng bế nhau đi.

Sống nhờ trong phân xưởng của người quen được một thời gian, vợ chồng chị lại ra đường lần hai. Không còn nơi nào để bấu víu, chị thuê một căn phòng trọ tồi tàn sốngqua ngày.

Nửa năm ròng, chị nhận may gia công áo gió, nhưng bị quỵt tiền công. Tay trắng. Mọi chi phí sinh hoạt, tiền trọ, điện, nước trông chờ vào đồng lương ít ỏi của anh Lạt.

Làm việc quần quật, chắc chiu từng đồng, mãi đến năm 1997 vợ chồng chị mới mua được mảnh đất nhỏ tại P.Tam Bình, Q.Thủ Đức dựng nhà. Chị nhận may gia công, anh Lạt vẫn làm thợ cửa sắt. Dần dần, kinh tế gia đình khá lên, chị không còn lo “ngày mai lấy gì đong gạo” nữa.

Tấm lòng thơm thảo

Năm 2005, chị Phương là tổ trưởng tổ PN 2, KP.5, P.Tam Bình. Đến đầu năm 2013, chị em HV tín nhiệm, bầu chị làm chi hội trưởng Chi hội PN KP.5. Buổi chợ nào chị cũng tiết kiệm vài ngàn đồng. Chị vẫn nhận may quần áo, nhưng không phải vì mưu sinh như thuở xưa.

Chị Phương bộc bạch: “Những năm đầu mới vào TP.HCM, gia đình tôi sống cảnh màn trời chiếu đất, cơm không đủ ăn, tấm áo lành không dám mơ tới. Dẫu chẳng phải ruột rà, nhưng nhiều cô bác đã chia sẻ cho vợ chồng tôi bó rau, chai mắm. Ân tình này, suốt đời tôi không thể quên. Bây giờ, trong khả năng của mình, tôi cũng muốn chia sẻ lại ký gạo, bó rau cho người nghèo”.

Năm 2012, Hội LHPN P.Tam Bình thành lập Tổ nhân ái, chị Phương làm tổ trưởng. Tổ có 12 thành viên, tập trung chăm lo cho PN nghèo, các cụ già neo đơn, những gia đình nghèo có người đau ốm đột xuất.

Về phần mình, năm 2014, chị Phương đã bỏ tiền túi ra mua năm suất gạo (10 kg gạo/suất và mì gói) tặng PN ở bốn tổ thuộc KP.5. Đầu năm 2015, chị vận động nhà hảo tâm đóng góp 20 thùng mì, 200kg gạo để Hội LHPN P.Tam Bình và Chi hội PN KP.5 trao cho HV, PN khó khăn.

Bữa chị Phương đến trao tiền trợ cấp tháng 9/2015, bà Lê Thị Thuận (55 tuổi) đang gói ghém mớ tỏi cho vào bao. Bà Thuận có hai người con gái. Cả hai giao bốn đứa cháu ngoại cho bà nuôi, thỉnh thoảng mới ghé về thăm.

Ngày ngày, bà ra chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức nhận 80-90kg tỏi để bóc vỏ. Trong căn phòng trọ nhỏ, năm bà cháu chen chúc. Cô bé Đỗ Ngọc Bích Trâm (10 tuổi) nằm lăn trên sàn, miệng ú ớ không thành tiếng. Trâm là cháu ngoại bà Thuận, bé bị bại não.

Cuộc sống của năm bà cháu là những ngày khốn khó triền miên. Biết hoàn cảnh này, chị Phương chủ động đề xuất Hội PN hỗ trợ quà, gạo, mắm muối và Hội Chữ thập đỏ P.Tam Bình trợ cấp 200.000đ/tháng cho bà Thuận. Bản thân chị góp thêm 100.000đ/tháng.

Bà Thuận chia sẻ: “Bà cháu tôi nhờ cô Phương nhiều lắm. Cháu Bích Trâm phải dùng tã mỗi ngày, bịch nhỏ 120.000đ, lớn thì 210.000đ. Có tiền trợ cấp của cô Phương mang đến, tôi đỡ lắm, nào mua tã, mua thuốc cho Trâm, nào bữa rau, bữa cháo cho cả nhà”.

Tra nghia cho doi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI