4 năm, 7.624 vụ phạm tội, 'tín dụng đen' đang hoành hành

05/11/2019 - 17:10

PNO - Với thủ tục đơn giản, không cần thế chấp tài sản, nguồn vốn dồi dào, "tín dụng đen" ngày càng bùng phát và hoành hành dù các lực lượng chức năng đã điều tra, xét xử nhiều vụ việc.

"Theo thống kê, trong 4 năm (2015 - 2018), cả nước đã xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen, trong đó có 56 vụ giết người, 389 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản” - bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình phối hợp 478 thành phố - thông tin đến cán bộ mặt trận và các đoàn thể tại chuyên đề “Nhận diện và giải pháp phòng ngừa, đẩy lùi tệ nạn “tín dụng đen” trên địa bàn thành phố” diễn ra sáng nay, 5/11.

4 nam, 7.624 vu pham toi, 'tin dung den' dang hoanh hanh
 

Hàng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp những mẩu quảng cáo, rao vặt cho vay trên hững cột điện, bờ tường, thậm chí phát tận tay ở các ngã ba, ngã tư; quảng cáo trên mạng tinternet và qua các app trên hệ thống điện thoại thông minh.

Tín dụng đen đem tiền đến tay người vay rất dễ dàng, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu vay vốn cấp bách của người dân, thậm chí là doanh nghiệp. Tín dụng đen còn là tên gọi khác của hành vi cho vay nặng lãi, vay bất hợp pháp.

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, khoảng 70% dân số Việt Nam chưa tiếp cận vốn ngân hàng. Số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cũng chỉ mới chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp.

4 nam, 7.624 vu pham toi, 'tin dung den' dang hoanh hanh
Nhiều cách để nhận diện và phòng ngừa, đầy lùi tệ nạn "tín dụng đen" được chia sẻ.

Với thủ tục đơn giản, không cần thế chấp tài sản, nguồn vốn dồi dào, tín dụng đen ngày càng bùng phát, hoành hành và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, gây nhiều hệ lụy, tệ nạn cho xã hội dù các lực lượng chức năng đã điều tra, xét xử nhiều vụ việc.

Báo cáo viên, Thượng tá Phạm Đình Ngọc, Phó trưởng phòng PC02, Công an TP.HCM cho biết: cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất qui định, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên sẽ cấu thành tội cho vay lãi nặng. Tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính từ 50 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

4 nam, 7.624 vu pham toi, 'tin dung den' dang hoanh hanh
 
4 nam, 7.624 vu pham toi, 'tin dung den' dang hoanh hanh
 

Đa số người đi vay nặng lãi thường không có khả năng hoàn trả, là những người có nhu cầu bức thiết trong cuộc sống hoặc các đối tượng tham gia các hoạt động trái pháp luật như cờ bạc, ma túy, các tổ chức buôn lậu… có thể kiếm khoản tiền lời cao hơn khoản lãi vay; nhiều người không biết cách tính lãi và không kịp nhận ra đó là hình thức vay nặng lãi.

Hiện nay có nhiều hình thức vay từ ngân hàng, vay online, vay với hình thức hợp đồng giả cách như hợp đồng mua bán điện thoại, xe, cho thuê xe và tiền thuê chính là tiền lãi hàng tháng. Nhiều hình thức cho vay phổ biến, dễ dàng, len lỏi trong dân cư như "alô là có tiền", "vay nhanh không thế chấp"… với mức vay từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Khi người vay không trả đúng thỏa thuận, đúng thời gian thì các nhóm đối tượng đòi nợ bằng cách khủng bố tinh thần người đi vay và cả gia đình, bạn bè, tạt chất bẩn, gây rối, chiếm đoạt tài sản, xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội… gây mất an ninh trật tự.

Tại chuyên đề có hơn 10 ý kiến trao đổi về thực trạng, nhận diện cũng như cách làm góp phần hạn chế tình trạng đi vay nặng lãi trong hội viên các đoàn thể và trog địa bàn dân cư; giới thiệu các nguồn vốn từ các nguồn quỹ của Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ CEP của Liên đoàn Lao động, quỹ Cweb của Hội Phụ nữ cũng như những hỗ trợ ngay tức thời cho những trường hợp cấp thiết, đứng trước nguy cơ cao phải vay nóng “tín dụng đen”.

Nguyễn Trang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI