Giọng hát Việt nhí: Câu khán giả bằng thương tổn của thí sinh!

02/10/2014 - 12:26

PNO - PN - Chỉ còn một đêm nữa Giọng hát Việt nhí sẽ có quán quân mùa thứ hai. Không vướng những nghi án ồn ào như mùa đầu tiên về việc thí sinh (TS) nhí bị bỏ đói, bị kiệt sức và bị bắt biểu diễn không công cho nhà tài trợ…...

edf40wrjww2tblPage:Content

Ba gương mặt sẽ tranh tài trong đêm chung kết diễn ra vào ngày 4/10 tới là Thiên Nhâm, Thiện Nhân và Hoàng Anh. Nếu như ở mùa đầu tiên, ban tổ chức (BTC) tổ chức hẳn một cuộc thi sáng tác ca khúc dành cho các em nhưng không nhận được kết quả tích cực, khiến chương trình nặng các ca khúc của người lớn thì năm nay, ca khúc người lớn lại càng áp đảo hơn nữa.

Theo lý giải của BTC, không thể cứ để các TS hát “Ba thương con vì con giống mẹ” vì chương trình sẽ chẳng thể nào thu hút người xem với những ca khúc quen đến mức mòn cũ đó. Tuy nhiên, lý giải này vẫn chưa thuyết phục cho việc các TS phải gồng mình hát …

Đặc biệt, Mai Chí Công trong đêm tranh top 3 còn phải hát của nhạc sĩ Văn Cao - một tác phẩm mà ngay cả các giọng ca bước ra từ học viện âm nhạc cũng bị làm khó như lời của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh.

Những bài hát này, ngoài việc mang một tình cảm hay triết lý sâu xa không phù hợp với lứa tuổi TS, còn có những nốt không dành cho quãng giọng hay âm vực của một đứa trẻ. Tệ hơn, Hoàng Anh, khi hát bài , trong đoạn “dưới bóng cây ngô đồng có con ngựa dừng chân, có hai người yêu nhau”, BTC đã chọn cách cho em bỏ hai chữ “yêu nhau” mà thay vào đó là tiếng “suỵt”.

Khó có thể nói sự “sáng tạo” này là phù hợp. Bắt những đứa trẻ phải thực hiện công việc của người lớn, và rồi dùng cách đánh giá dành cho người lớn để nhận xét về những đứa trẻ, đó là những gì mà BTC đang làm.


Thí sinh Quỳnh Anh ngất sau hậu đài

Để chương trình thu hút, kịch tính, những đứa trẻ còn chịu đựng điều bất nhẫn khác nữa từ người lớn. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều khán giả gọi giây phút công bố kết quả hàng tuần là giây phút tra tấn tinh thần TS. Đó không chỉ là chuyện huấn luyện viên (HLV) - những người trước đó đã ra sức giành TS về mình cùng những lời hứa hẹn bay bổng - mang đến cơn mưa lời khen trong phần nhận xét tiết mục khiến TS tràn đầy hy vọng để rồi cho biết em phải ra về vì mình chọn người khác, mà còn là sự co kéo trong giây phút đưa ra lựa chọn đó, dù biết rằng TS đang căng thẳng cùng cực.

TS Quỳnh Anh, sau khi khóc nức nở trên sân khấu vì không được chọn, đã gần như ngất lịm trong hậu đài vì phải trải qua nhiều phút chịu đựng sự căng thẳng quá mức như thế ở đêm liveshow 4. Có thể HLV hay BTC hoặc ai đó sẽ viện dẫn rằng format chương trình là thế, và phải ngập ngừng, phải kéo dài thời gian đưa ra lựa chọn thì mới khiến chương trình kịch tính và thu hút được khán giả.

Nhưng một đứa trẻ với tâm lý non nớt phải chịu sự tra tấn đó, hết tuần này đến tuần kia (với những TS vào sâu), thì đây có còn là một sân chơi giải trí cho trẻ nữa không, hay những đứa trẻ kia chỉ là phương tiện phục vụ cho mục đích câu khán giả (đồng nghĩa với câu tiền) của BTC?

Ở liveshow mới đây, khi phải chọn từ top 6 còn top 3, các HLV đã chọn cách đứng ngoài cuộc và đẩy toàn bộ trách nhiệm cho khán giả. Thực tế, việc cân bằng quyền lực của giám khảo và khán giả với tỷ lệ 50 - 50 vẫn là cách để đảm bảo yếu tố chuyên môn và thị trường. Do đó, dù gọi là dành điểm cho hai TS đội mình ngang nhau nhưng điều đó cũng có nghĩa HLV từ chối vai trò chuyên môn của mình.

Trong cơn bão hòa của truyền hình thực tế về ca hát, Giọng hát Việt nhí cũng không ngoại lệ. Nếu như mùa đầu tiên, đêm chung kết trao giải được tổ chức ở một sân khấu lớn để đáp ứng nhu cầu của khán giả thì năm nay, đêm trao giải chỉ diễn ra ở phim trường nhỏ của Hãng phim Giải Phóng.

Mùa đầu tiên, những đêm liveshow chương trình luôn xảy ra tình trạng khán giả chen lấn, thậm chí phải mua vé chợ đen để vào xem thì năm nay, điều đó không còn nữa. Khán giả càng thờ ơ, chương trình càng phải có kịch tính để lôi kéo khán giả, và kịch tính đó đã được xây dựng từ sự thương tổn của các TS.

NGUYÊN VĨNH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI