Trường THCS Bình Hưng Hòa (Q. Bình Tân, TP. HCM): giáo viên tẩy chay hiệu trưởng

21/10/2015 - 11:21

PNO - Đã hơn hai tháng sau khi nhập học, nhưng nhà trường vẫn chưa thể tổ chức hoạt động dạy bổi dưỡng văn hóa cho học sinh vì hiệu trưởng bị "tẩy chay".

Đến nay đã là hơn hai tháng sau khi nhập học, nhưng Trường THCS Bình Hưng Hòa vẫn chưa thể tổ chức được hoạt động dạy bồi dưỡng văn hóa (BDVH) cho học sinh (HS) vì tập thể giáo viên (GV) “tẩy chay”, không hợp tác với hiệu trưởng.

Bất hợp tác

Theo kế hoạch, trường sẽ chi 65% tiền thu được từ hoạt động dạy BDVH cho những GV trực tiếp đứng lớp, 15% cho hoạt động gián tiếp, 20% cho điện nước và chi khác.

Không thắc mắc về tỷ lệ chi nói trên nhưng tập thể GV của trường muốn kiểm soát việc chi tiêu khoản 20% nói trên là chi vào những việc gì, có cần thiết, có thực chi và giá cả có hợp lý… Tuy nhiên, hiệu trưởng trường là cô Lại Thanh Vân đã không đáp ứng yêu cầu này, nên GV kiên quyết không hợp tác.

Truong THCS Binh Hung Hoa (Q. Binh Tan, TP. HCM): giao vien tay chay hieu truong
Học sinh trường THCS Bình Hưng Hòa - nơi đang xảy ra những bất đồng giữa tập thể giáo viên và hiệu trưởng

Đòi hỏi được kiểm soát số tiền 20% nói trên của GV có chính đáng? Ông Ngô Văn Tuyên - Trưởng phòng Giáo dục-đào tạo Q.Bình Tân cho biết, theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thì hiệu trưởng phải công khai các khoản chi.

Việc công khai có thể thực hiện trong các cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường hoặc công khai trên bảng để tập thể giám sát. Việc công khai cũng phải được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan.

“Điều quan trọng là mọi thứ phải minh bạch. Hiệu trưởng mua sắm cái gì cũng công khai minh bạch thì sẽ chẳng có vấn đề gì xảy ra” - ông Tuyên nói. Cũng theo ông Tuyên, nhà trường phải tổ chức ban mua sắm chứ không thể để hiệu trưởng cứ thích mua gì thì mua. Khi phát hiện giá cả mua sắm quá chênh lệch so với giá thực thì GV phải phản ánh với ban chấp hành công đoàn, ban thanh tra nhân dân để xem xét lại việc báo giá, đấu giá.

Trở lại với câu chuyện của trường THCS Bình Hưng Hòa, không phải ngẫu nhiên mà GV lại yêu cầu được kiểm soát việc chi tiêu. Trước đó, trong quá trình đấu tranh với bà hiệu trưởng, GV từng phát hiện 30% nguồn thu học phí dạy BDVH cho HS bị thất thoát.

Hiệu trưởng “đổ thừa” do “bị thất thu”, nhưng lại không thể chứng minh thất thu như thế nào. Đến khi GV gây áp lực đòi hiệu trưởng phải công khai để kiểm soát nguồn thu thì số tiền dư ra lên đến 128 triệu đồng cho một học kỳ (học kỳ II năm học 2012-2013).

Đến năm học sau, 2013-2014, khi GV lơi lỏng kiểm soát thì 30% nguồn thu lại biến mất. Tập thể GV khiếu nại, quận về xác minh thì bà hiệu trưởng giải trình bằng 41 khoản chi mà tập thể GV cho là không có thực.

Nhờ GV khiếu nại, ở học kỳ II năm đó, 41 khoản chi “khống” bị triệt tiêu, số tiền dôi dư lên đến gần 100 triệu đồng. Từ thực tế trên, tập thể GV đã không còn tin vào việc chi tiêu của bà hiệu trưởng, muốn mọi khoản chi tiêu của trường phải được kiểm soát.

Khi nào xử lý hiệu trưởng?

Theo phản ánh của nhiều GV, trong thời gian bà hiệu trưởng Lại Thanh Vân nghỉ hộ sản, cô Đỗ Thị Thủy - hiệu phó, lãnh trách nhiệm điều hành trường, mọi hoạt động của trường diễn ra rất suôn sẻ, các khoản thu chi đều được công khai minh bạch.

Đến tháng 4/2015, sau thời gian nghỉ hộ sản, bà Vân trở lại lãnh đạo trường thì tình hình lại trở nên rối ren. Hậu quả rõ nhất là đến nay, đã bắt đầu năm học hơn hai tháng nhưng trường không thể tổ chức được hoạt động BDVH cho HS.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI