Sau một năm học, sách giáo khoa hàng ngàn tỉ đồng biến thành đồng nát?

15/09/2018 - 06:00

PNO - Thấy báo chí đề cập chuyện mỗi năm Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đưa ra thị trường hơn 100 triệu bản sách giáo khoa (SGK) với tổng trị giá hơn 1.000 tỉ đồng, tôi không khỏi suy nghĩ.

Cách thức để bán được nhiều sách của NXB là in một số bài tập để học sinh làm ngay vào sách, khiến sách không thể tái sử dụng cho năm sau. 

Sau mot nam hoc, sach giao khoa hang ngan ti dong bien thanh dong nat?
Những quyển sách giáo khoa hiện thời

Bất kỳ một nhà sản xuất chân chính nào cũng đều phải trăn trở để làm ra những mặt hàng ngày càng tốt và có giá trị sử dụng cao. Một nhà buôn tử tế cũng phải biết tư vấn cho người tiêu dùng mua mặt hàng nào để đạt mục đích. Có như vậy thì sản phẩm mới bán được ngày càng nhiều, thương hiệu của nhà sản xuất và nhà buôn mới ngày càng phát triển bền vững.

Còn NXB Giáo dục Việt Nam thì đang làm ngược lại. Họ đã độc chiếm thị trường từ biên soạn - in ấn - phát hành SGK cho hàng chục triệu học sinh từ mầm non đến THPT trong cả nước. Đây là một thị trường mà những NXB, nhà in khác có nằm mơ cũng không có được, nhưng họ vẫn còn muốn được nhiều hơn thế nên đã nghĩ ra đủ “chiêu”.

Sau mot nam hoc, sach giao khoa hang ngan ti dong bien thanh dong nat?
Những quyển sách giáo khoa hiện thời

Và cách đầu tiên là thay SGK. Nhưng SGK không thể thay thường xuyên, nên họ tìm cách sửa chữa, bổ sung sách. Theo đó, mỗi quyển sách họ sửa đôi ba chỗ, mà có những chỗ không cần sửa họ cũng sửa, để hợp thức hoá việc in lại sách. Trong trường hợp này, học sinh không thể sử dụng sách cũ được nữa nên lại phải mua sách mới. Sau khi cách thức này bị phát hiện, NXB lại tìm ra một cách khác: in bài tập để học sinh làm ngay vào sách, như đang diễn ra.

Vậy là sau mỗi năm học, sách lại bị vứt bỏ mà không thể tái sử dụng cho những lớp đàn em. Ngoài SGK và sách bài tập, ở từng môn học người ta còn “chế biến” ra nhiều sách tham khảo, tìm cách đưa vào nhà trường rồi bằng một cách nào đó buộc phụ huynh phải mua. Thế mới có chuyện, học sinh phải mua hàng đống sách nhưng nhiều quyển không dùng đến, cuối năm học vẫn còn mới nguyên. Nhờ vậy nên mỗi năm NXB mới bán được  hơn trăm triệu bản sách và thu về hơn nghìn tỉ!

Sau mot nam hoc, sach giao khoa hang ngan ti dong bien thanh dong nat?
Môn lịch sử cũng có sách bài tập!

Một nghìn tỉ đồng, số tiền ấy có thể xây được 10 ngôi trường khang trang với đủ các thiết bị hiện đại, đón khoảng 2000 học sinh theo học. Một nghìn tỉ đồng cũng có thể đem xây 20.000 căn nhà tình thương cho các bạn học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

Nói vậy để thấy, nếu NXB Giáo dục biết nghĩ đến túi tiền của phụ huynh một cách có đạo đức hơn, làm SGK có thể tái sử dụng thì sẽ tiết kiệm cho xã hội bao chi phí. Còn với cách làm của họ hiện nay, SGK trị giá cả ngàn tỉ đồng chỉ sau một năm học bỗng trở thành đồng nát.

Bà Tô Thụy Diễm Quyên, cố vấn giáo dục của Tập đoàn Microsoft, cho biết một nguyên tắc ở Mỹ là sách được dùng đi dùng lại và học sinh được giáo dục kỹ để không viết, vẽ bậy vào sách. Kết thúc năm học, sách được gom lại để dùng cho các khóa học sau. 

Ở nước ta, việc sử dụng SGK ở cả hai miền Nam, Bắc đều theo nguyên tắc này. Trang đầu mỗi quyển sách đều có lời dặn dò với đại ý: sách vừa là thầy, vừa là bạn; các em học sinh phải biết nâng niu, giữ gìn sách… để những thế hệ đàn em có sách mà dùng tiếp.

Sau mot nam hoc, sach giao khoa hang ngan ti dong bien thanh dong nat?
Mỗi năm phụ huynh phải bỏ ngàn tỉ đồng tiền sách để sau một năm trở thành đồng nát.

Còn những kiểu cách trục lợi của NXB Giáo dục như hiện nay xuất phát từ cơ chế độc quyền về SGK. Vì vậy, Nghị quyết số: 88/2014/QH13 của Quốc hội ngày 28/11/2014 đã quyết nghị: “Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học” (điều 2). Thế nhưng đến nay đã bốn năm, mục tiêu có nhiều bộ SGK vẫn đang gặp không ít cản ngại.

Dù một hay nhiều bộ SGK, tôi vẫn mong rằng, ngoài các yêu cầu về chuyên môn, cần có thêm yêu cầu bắt buộc là sách phải tái sử dụng được. Nếu không đảm bảo yêu cầu này thì nhất định không cho xuất bản, phát hành. 

Dũng Chương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI