10 bước để làm dịu cơn quấy khóc ở trẻ sơ sinh

17/08/2015 - 05:30

PNO - Tạo môi trường ôn hòa, xem lại chế độ ăn uống... có thể giúp cải thiện triệu chứng quấy khóc dai dẳng về đêm của bé.

Hội chứng quấy khóc ở nhũ nhi (colic) là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trẻ sơ sinh. Theo thống kê, khoảng một nửa số trẻ sơ sinh có dấu hiệu của hiện tượng này. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác.

Nhiều dấu hiệu quấy khóc có liên quan tới sự khó chịu ở dạ dày, khiến một số chuyên gia nhận định rằng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là do trào ngược dạ dày thực quản. Nó cũng có liên quan tới việc dị ứng protein trong sữa, không dung nạp lactose.

Nhiều chuyên gia đồng ý rằng, trong một số trường hợp, hiện tượng quấy khóc không ngừng có liên quan tới tình trạng căng thẳng hơn là cơn đau bụng.

10 buoc de lam diu con quay khoc o tre so sinh

Hiện tượng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là gì?

Định nghĩa tiêu chuẩn về việc một trẻ sơ sinh bị hội chứng này là khi khóc ít nhất 3 tiếng mỗi ngày, ít nhất 3 ngày mỗi tuần và kéo dài ít nhất 3 tuần. Tuy nhiên, 20% trẻ sơ sinh bình thường cũng có dấu hiệu này. Do đó, hiện tượng trên nên hiểu là “rối loạn cơn khóc” xét cả về số lượng, chất lượng, mật độ và hậu quả có thể gây ra đối với trẻ cũng như gia đình.

Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh có xu hướng xảy ra ở 3 tháng đầu đời, vào chiều muộn hoặc tối. Triệu chứng là trẻ bất chợt khóc, khóc kéo dài và thường rất khó dỗ trẻ nín.

1. Ghi lại lịch trình ngủ của bé

Đôi khi một đứa trẻ tưởng như mắc chứng quấy khóc này nhưng trên thực tế lại bị rối loạn giấc ngủ. Bố mẹ hãy ghi chép về giấc ngủ của bé, chia thành các khoảng 30 phút và đánh dấu khi nào bé ăn, khi nào bé ngủ, khi nào bé khóc.

Nếu rối loạn giấc ngủ có thể là nguyên nhân, hãy giúp trẻ hình thành thói quen ngủ ngoan bằng một lịch trình kiên định, bình tĩnh và duy trì đều đặn như đặt bé xuống khi bé có dấu hiệu buồn ngủ nhưng vẫn đang thức.

10 buoc de lam diu con quay khoc o tre so sinh

2. Cải thiện việc ăn uống

Các đợt khóc của trẻ có thể xảy ra ngay sau bữa ăn. Do đó, hãy tìm hiểu về tư thế của bé khi bú, việc bé được cho ăn vặt thay vì một bữa đầy đủ và sản lượng sữa mẹ…, từ đó tìm kiếm trợ giúp của chuyên gia nếu cần.

3. Dành thời gian cho chính mình

Hiện tượng quấy khóc ở trẻ sơ sinh có thể làm suy giảm nghiêm trọng sự tự tin của người mẹ về khả năng chăm sóc con. Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa sự căng thẳng của bà mẹ sau sinh với hiện tượng quấy khóc ở trẻ. Dành thời gian cho bản thân là điều cần thiết để giúp các bà mẹ bình tâm; tham gia luyện tập, đọc sách, đi mua sắm và hãy tin rằng hiện tượng quấy khóc chỉ là tạm thời.

10 buoc de lam diu con quay khoc o tre so sinh

4. Hẹn hò buổi tối với chồng/vợ của bạn

Nhiều người không đành lòng gửi đứa trẻ có thể sẽ khóc lóc dai dẳng vào tay người trông trẻ để ra ngoài dành thời gian bên nhau. Nhưng khoa học đã chứng minh, cải thiện quan hệ vợ chồng trong thời gian chăm con nhỏ là biện pháp hữu ích để cùng xây dựng không khí thoải mái, bình ổn cho đứa trẻ bé bỏng của bạn.

5. Đưa trẻ đi dạo

Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ 6 tuần tuổi được đưa ra ngoài hít thở khí trời từ 4-5 tiếng/ngày khóc ít hơn trẻ chỉ được đi chơi 2-3 tiếng. Sự gần gũi của bé với cha mẹ sẽ xoa dịu bé và cả giải phóng cả bản thân bạn khỏi những lo lắng trong nhà.

10 buoc de lam diu con quay khoc o tre so sinh

6. Hạn chế mức độ của các kích thích

Một số trẻ quấy khóc là do bị kích thích quá mức. Giữ một môi trường an lành, tĩnh lặng có thể giúp trẻ dễ chịu. Thêm ghi chú về môi trường xung quanh trước và sau khi bé quấy khóc. Nếu có điểm gì đó lặp đi lặp lại, hãy tìm biện pháp ứng phó kịp thời. Lưu ý, một số trẻ lại sử dụng kích thích để tự xoa dịu như nghe tiếng ồn lại cảm thấy dễ chịu hơn.

7. Có phải hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản?

Nếu đây là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc không dứt, hãy bế trẻ ở tư thế thẳng ngay sau khi cho bé bú và tìm kiếm tư vấn chuyên gia.

10 buoc de lam diu con quay khoc o tre so sinh

8. Xem lại những gì bạn đã ăn

Không dung nạp lactose là một nguyên nhân gây ra các triệu chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn cho bé dùng sữa công thức, hãy lựa chọn loại sữa tránh dị ứng. Nếu bạn cho bé bú, hãy điều chỉnh lại chế độ ăn của mình như loại bỏ một số thức ăn thường gây dị ứng: sữa bò, trứng, đậu nành…

9. Quấn khăn cho bé

Nếu trẻ thể hiện những dấu hiệu mạnh mẽ khi khóc như cong lưng lên, việc quấn khăn quanh người bé rồi bế bé áp vào vai có thể giúp bé dễ chịu hơn.

10. Quay phim lại một cơn khóc quấy của trẻ

Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ hình dung hơn về tình hình con bạn và sẽ có lời khuyên kịp thời.

Huyền Nguyễn (theo Mother&Baby)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI