Hết tết vẫn không thoát câu 'Khi nào lấy chồng?'

11/02/2019 - 12:00

PNO - Nhiều người đã chọn không về quê ăn tết chỉ để tránh câu hỏi này.

Người lớn cũng cần biết cách tế nhị để không làm khó người khác. Sao lại cứ phải hỏi: bao giờ lấy chồng? Câu hỏi ấy không chỉ diễn ra những ngày Tết mà cả hết tết, miễn thấy mặt là hỏi!

“Sao không ai hỏi mình năm nay làm được những gì? Có vui không? Đã đến được những đâu? Năm tới có mục tiêu gì…Mà toàn thấy mặt là hỏi: bao giờ lấy chồng? Thiệt là chán chết đi mà” – Ng. ấm ức. Chính vì thế, tết này cô ckhông về quê ăn tết.

Thật ra, chuyện của Ng. khá phổ biến. Hầu như cô gái nào đến tuổi lấy chồng mà vẫn cứ đi đi về về một thân một mình chắc chắn sẽ bị hỏi như thế. Người quê luôn có những lặp đi lặp lạ khiến người khác không thấy thoái mái, kiểu như “Lương mày nhiêu?”, “Chừng nào lấy chồng?”, “Tính khi nào sinh em bé?’, “Rồi bao giờ đẻ đứa thế hai?"... Đại loại thế. Thực tế, hỏi cũng chỉ là cách xã giao thông thường của người ở quê. Họ đâu theo dõi được hết cuộc sống của những cô gái chàng trai trên thành phố mà đưa ra những câu hỏi mang tính tâm lý hơn được. Trong những trường hợp như vậy, khổ chủ cứ cười nói cho qua là xong.

“Khổ nỗi, đi từ đầu thôn đến cuối thôn, gặp ai cũng hỏi câu ấy mới phát mệt chứ!” – Ng. phàn nàn.

Het tet van khong thoat cau 'Khi nao lay chong?'
Về quê ăn tết đôi khi là một áp lực với những cô gái chưa chồng

Có năm, Ng. vác ba lô đi khỏi…Việt Nam những ngày giáp tết. Không rủ được ai, cô cứ thế đi du lịch một mình. Tận hưởng thời gian nghỉ ngơi không có người thân, bạn bè bên cạnh không hẳn là vui. Nhưng Ng. nói vậy còn đỡ hơn về quê cứ phải nghe lại câu hỏi của bao năm cũ.

30 tuổi ở quê đã là quá lứa, trong khi công việc của Ng.ở thành phố đang phát triển. Chưa có duyên gặp bạn trăm năm, cô tập trung phát triển sự nghiệp cũng được bao người ngưỡng mộ, trọng vọng. Vậy nhưng về quê cô cứ có cảm giác bị người này soi người kia nói, đến cả bố mẹ cô cũng sốt ruột đốc thúc. Ông bà bảo không lấy người thành phố thì về quê ông bà mai mối cho. Kiểu gì cũng phải lấy cho được chồng. Ng. chỉ biết kêu trời.

Het tet van khong thoat cau 'Khi nao lay chong?'
Tự do rực rỡ cũng là lựa chọn của không ít phụ nữ hiện đại

Trong một trường hợp khác, B. là mẹ đơn thân. Đó là lựa chọn của cô. Dù ông bà ngoại của đứa bé cuối cùng cũng nhượng bộ, chấp nhận. Nhưng với bà con chòm xóm ở quê thì đó vẫn là chuyện lạ. Năm đầu cô đưa con gái về ngoại chơi, mấy bà hàng xóm đến chơi vừa vô tình vừa tò mò tọc mạch, hỏi thế cha bé đâu? Chồng mày là ai?

Không giải thích được hết với bà con lối xóm, cũng không muốn họ thêu dệt thị phi, B. nói dối là chồng bận trực cơ quan nên mấy ngày tết không về được. Nói vậy rồi ra Giêng hay suốt năm suốt tháng cũng không thấy “anh chồng” của B.về thăm nhà mẹ vợ. Cái tết thứ hai của con gái, những câu hỏi cũ lại tiếp tục bủa vây B. Làng mỗi người một miệng, nói riết mẹ B.nổi giận, suốt mấy ngày tết lầm lầm lì lì khiến cho không khí cả nhà nặng nề. Năm nay, B. bảo không về quê nữa, sẽ thu xếp đưa mẹ lên ăn tết cùng hai mẹ con ít hôm rồi “trả” bà về cho nhà anh Hai.

Ngày tết là dịp nghỉ ngơi, vui vẻ đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng với một số người đó cũng có thể là những ngày đầy áp lực với những câu hỏi quen thuộc. Vậy nên, để bản thân không phải khó chịu, kém vui thì trước sau cứ phải… tập cười cho quen, cho qua rồi thôi. Biết rằng người quê có hỏi cũng chỉ là hỏi thế thôi, họ cũng không biết là đang khiến người khác khó xử. Nên cứ nhẹ nhàng cho qua. Sao lại phải để những câu hỏi ấy làm nặng bầu không khí của mình, rồi tự mình lại muộn phiền, bực dọc. Làm được thế thì khoảng thời gian ăn tết ở quê sẽ vui vẻ, đáng nhớ hơn.

Người lớn cũng cần biết cách tế nhị để không làm khó người khác. có bao nhiêu chuyện vui ở quê nhà không kể, bao nhiêu niềm vui của tết quê không nói, sao lại cứ phải gặp con gái người ta rồi hỏi: bao giờ lấy chồng?

Lục Diệp

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI