Doanh nhân Ấn Độ đưa vợ vào ban giám đốc để lách luật

29/03/2015 - 14:14

PNO - PN - Ngày 1/4 tới đây là hạn chót để tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Ấn Độ phải có ít nhất một phụ nữ trong ban điều hành. Quy định này do Ban Cổ phiếu và chứng khoán Ấn Độ (SEBI) ban hành.

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhằm đối phó với quy định ngặt nghèo trên, một số ông chủ công ty bèn tức tốc bổ nhiệm vợ mình vào ban giám đốc. Đây là một hành động lách luật, nhưng đáp ứng được yêu cầu của SEBI.

Doanh nhan An Do dua vo vao ban giam doc de lach luat

Nita Ambani được chồng là ông Mukesh Ambani, người giàu thứ nhì Ấn Độ, bổ nhiệm vào ban điều hành công ty Reliance Industries - Ảnh: AP

Theo nhà chức trách địa phương, trong vòng 12 tháng sau khi lệnh của Sebi lần đầu tiên được công bố tháng 2/2014, chỉ có 580 công ty trong số gần 9.000 công ty niêm yết đã bổ nhiệm nữ điều hành, trong đó hơn 80 trường hợp các công ty đã bổ nhiệm thành viên gia đình chủ sở hữu doanh nghiệp.

Giới nhà giàu ở Ấn Độ là các ví dụ điển hình cho việc đối phó với luật. Ông Mukesh Ambani, người giàu thứ hai Ấn Độ, người đứng đầu tập đoàn hóa dầu và viễn thông Reliance Industries, đã bổ nhiệm vợ Nita Ambani vào ban giám đốc công ty. Nhà công nghiệp Gautam Singhania đã bổ nhiệm vợ, bà Nawaz Singhania, làm một giám đốc không điều hành tại công ty Raymond Group của ông, đây là một trong những tập đoàn sản xuất dệt may lớn nhất thế giới. Cả hai phụ nữ đều có kinh nghiệm kinh doanh, mặc dù họ không trực tiếp điều hành doang nghiệp.

Trên toàn thế giới, nhìn chung phụ nữ tụt hậu khá xa so với đàn ông trong các vị trí quản lý, điều hành công ty. Nhưng tình hình ở châu Á nghiêm trọng hơn, nơi các nền kinh tế hàng đầu như Trung Quốc với phụ nữ chỉ chiếm 8% thành phần ban giám đốc, và Nhật Bản - 2%, Hàn Quốc - 1%. Phụ nữ Ấn Độ chiếm 5% thành phần ban giám đốc các doanh nghiệp ở nước này.

Các chuyên gia nói rằng việc bổ nhiệm phụ nữ nhằm mục đích đa dạng hóa thành phần ban giám đốc, tạo ra không khí tranh luận lành mạnh và cân bằng trong điều hành, nên việc bổ nhiệm người nhà sẽ không có tác dụng gì, ngoài việc lách luật.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bổ nhiệm các thành viên trong gia đình không nhất thiết được coi là tiêu cực,” miễn là họ có trình độ chuyên môn cần thiết”.

CẨM HÀ
(Theo AP, PTI)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI