Những lần các nhà mốt danh tiếng bị phản bác vì thiết kế, sáng tạo đụng chạm văn hoá

24/10/2019 - 17:00

PNO - Dior, Gucci... đều từng vướng phải những chỉ trích khi mang đến những thiết kế, màn trình diễn bị cho là thiếu hiểu biết về văn hoá.

Nhung lan cac nha mot danh tieng bi phan bac vi thiet ke, sang tao dung cham van hoa
Mới đây, người dân Trung Quốc lại xôn xao với một tiết mục trình diễn trong show thời trang cao cấp mùa Thu Đông năm 2000 của thương hiệu Dior. Người mẫu mặc quần bên trong và áo choàng to bên ngoài với những hoạ tiết, màu sắc đặc trưng cho văn hoá Trung Hoa. Tuy nhiên, diện mạo của người mẫu khiến nhiều người giật mình khi được trang điểm như bóng ma vật vờ, thiếu sức sống và dường như đang bị giam cầm bởi xiềng xích.
Nhung lan cac nha mot danh tieng bi phan bac vi thiet ke, sang tao dung cham van hoa
Nhung lan cac nha mot danh tieng bi phan bac vi thiet ke, sang tao dung cham van hoa
Nhiều bình luận để lại chỉ trích nhà mốt Dior: “Tôi đã ám ảnh 3 ngày khi vô tình xem được màn trình diễn này”, “Họ không hiểu gì về văn hoá Trung Quốc”, “Người mẫu trình diễn như đang bị quỷ ám, còn bị bịt miệng... Họ đang muốn thể hiện những gì còn sót lại của văn hoá phong kiến à?”...

Video clip người mẫu trình diễn trong show Dior 2000:

Nhung lan cac nha mot danh tieng bi phan bac vi thiet ke, sang tao dung cham van hoa
Sự khác biệt về văn hoá luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà mốt, nhưng không phải lúc nào sự sáng tạo cũng được ủng hộ. Hồi tháng 5/2019, Gucci cũng vướng vào tranh cãi vì một chiếc khăn xếp, bị cho là động chạm đến văn hoá của người Trung Đông. 
Nhung lan cac nha mot danh tieng bi phan bac vi thiet ke, sang tao dung cham van hoa
Theo đó, thiết kế này được mang tên là Indy full turban. Đây là loại mũ quấn đặc trưng của những người theo tôn giáo Sikh (đạo Xích) ở một số nước Trung Đông, được gọi là “dastaar”. Chiếc mũ biểu hiện cho lòng nhân đạo, đức hạnh, nhưng thương hiệu lại biến thành mặt hàng kinh doanh với mức giá đắt đỏ (hơn 20 triệu đồng) khiến những người theo đạo bức xúc vì cho rằng Gucci lợi dụng tôn giáo để kinh doanh, bất kính với thần thánh.
Nhung lan cac nha mot danh tieng bi phan bac vi thiet ke, sang tao dung cham van hoa
Tháng 2/109, nhà mốt Burberry phải lên tiếng xin lỗi vì một thiết kế nhạy cảm. Theo đó, chiếc áo hoodie với phần dây thắt ở cổ làm gợi nhớ đến quá khứ người Mỹ tra tấn người da màu, thậm chí làm liên tưởng đến hành vi thắt cổ tự tử. Giám đốc thương hiệu sau đó phải lên tiếng xin lỗi, cam kết không để tình trạng tương tự xảy ra.
Nhung lan cac nha mot danh tieng bi phan bac vi thiet ke, sang tao dung cham van hoa
H&M từng bị chỉ trích, tẩy chay dữ dội vì để một cậu bé da màu chụp ảnh cùng chiếc áo hoodie có dòng chữ “Chú khỉ ngầu nhất rừng xanh”. Điều này được cho là sự thể hiện phân biệt chủng tộc với người da màu, đặc biệt với trẻ em. Nhiều nghệ sĩ lên tiếng chỉ trích hãng này. Các cửa hàng của H&M ở Nam Phi còn bị đập phá vì sự việc trên.
Nhung lan cac nha mot danh tieng bi phan bac vi thiet ke, sang tao dung cham van hoa
Hồi năm 2018, nhà mốt Dolce and Gabbana cũng bị "vạ" với một video quảng bá. Theo đó, nữ người mẫu Trung Quốc được trang điểm đậm chất Á Đông khá bắt mắt nhưng lại dùng đũa ăn pizza. Người dân Trung Quốc cho rằng ý tưởng này nhằm chế giễu họ. Sự việc này kèm với phát ngôn miệt thị Trung Quốc của ông chủ hãng thời trang này khiến Dolce and Gabbana bị tẩy chay kịch liệt trên toàn lãnh thổ của quốc gia tỷ dân.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI