Dị ứng chất bảo quản

23/02/2014 - 08:00

PNO - PNCN - Do các thành phần thiên nhiên trong mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm… thường có hạn sử dụng ngắn nên cần hóa chất để bảo quản lâu hơn, duy trì hiệu quả và giảm giá thành. Vì thế, đã có nhiều trường hợp người sử dụng bị...

edf40wrjww2tblPage:Content

Chất bảo quản mới dễ gây dị ứng

Bên cạnh các chất bảo quản như: parabens, phenoxyethanol, trichlorsan, benzalkonium chloride, resorcinol, formaldehyde, sodium lauryl sulfate, phathalates, polyethylene glycol (PEG), oxybenzone, butylated hydroxyanizole, isopropyl alcohol, triethanolamine (TEA), diethanolamine (DEA), monoethanolamine (MEA), methylchloroisothiazolinone (MCI)…; gần đây chất methylisothiazolinone (MI) đang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm, như một chất bảo quản mới.

Theo ghi nhận của chúng tôi, chất MI không chỉ có trong mỹ phẩm chăm sóc cá nhân như kem dưỡng da, mascara, sữa tắm, nước tẩy trang, kem cạo râu… mà còn có trong các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày khác như khăn ướt lau em bé, nước xịt phòng, nước rửa nhà… Đáng lo là chất MI không chỉ có trong những sản phẩm trôi nổi, mà còn có trong các sản phẩm khăn giấy, sữa tắm, nước lau sàn, keo xịt tóc, dầu gội… của nhiều thương hiệu nổi tiếng.

BS Trần Thế Viện - giảng viên Bộ môn Da liễu, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, trước đây parabens có mặt trong gần 70% các sản phẩm công nghiệp, nhất là mỹ phẩm. Đến khi sự an toàn của parabens bị nghi ngờ gây ung thư và tác động đến hệ nội tiết thì MI được dùng như một chất bảo quản mới để thay thế. Gần đây, có nhiều báo cáo về các trường hợp viêm da tiếp xúc khi dùng các sản phẩm có chứa MI ở các nước châu Âu và Mỹ. Chất MI, theo giới hạn cho phép của các cơ quan thẩm quyền là dưới 0,01% trong các sản phẩm mỹ phẩm, nhưng do tình trạng dị ứng ngày càng gia tăng nên các nhà nghiên cứu nghi ngờ giới hạn của chất này có thể cao hơn.

Di ung chat bao quan

Tỷ lệ viêm da tiếp xúc cao

BS Trần Thế Viện cho biết, tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM và Phòng khám da liễu Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, bệnh nhân đến khám do viêm da tiếp xúc vì sử dụng kem trộn, hàng xách tay, hoặc những loại có chứa các chất bảo quản trên khá cao.

Triệu chứng lâm sàng của viêm da tiếp xúc có thể từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy vào chất gây dị ứng, loại da, vùng da, cơ địa mỗi người, thời gian sử dụng… Thông thường, bệnh nhân có cảm giác ngứa, châm chích hay rát phỏng, đỏ da, khô da, sưng nề, nổi mụn nước, rịn nước, nổi mụn trứng cá, teo da… tại vùng sử dụng; đôi khi ngứa da, đỏ da toàn thân, nổi mề đay, trường hợp hiếm hơn là bị Stevens-Johnson.

Theo BS Viện, mỗi người có một loại da riêng, với loại da nhạy cảm hay bị bệnh dị ứng như bệnh chàm, mề đay, hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì đối tượng rất dễ bị dị ứng, cần chọn sản phẩm thích hợp. Khi dùng sản phẩm, nếu có một trong các triệu chứng trên, nên ngưng sử dụng ngay, loại bỏ bằng cách rửa bằng nước sạch nhiều lần, không nên tự chữa trị mà đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời. Khi người tiêu dùng muốn chọn mua mỹ phẩm, không mua hàng trôi nổi để phòng hàng nhái, hàng giả. Mặt khác, nên xem trên bao bì sản phẩm có các hóa chất đã kể trên hay không, nếu có thì cần thận trọng.

Khi dùng mỹ phẩm nên chọn loại có nguồn gốc từ các nguyên liệu tự nhiên như lô hội, thảo mộc, nghệ, rau củ quả, tinh chất gỗ trầm…, sẽ ít bị dị ứng và an toàn hơn. Cần thử phản ứng trước khi sử dụng, nhất là những mỹ phẩm mới sử dụng lần đầu.

Thanh Hoa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI