Cô búp bê máy làm say lòng người

10/03/2014 - 17:33

PNO - PNO - Sự xuất hiện của giọng nữ cao Sung Hee Park trong Khúc hát búp bê đem đến sinh khí mới cho đêm hòa nhạc mở màn mùa diễn Xuân - Hè 2014 của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM (HBSO).

edf40wrjww2tblPage:Content

Co bup be may lam say long nguoi
Toàn cảnh đêm nhạc
Giai điệu mùa Xuân (Voices of Spring) tối 9/3

Chương trình mang tên , đã diễn ra thành công vào tối 9/3 tại Nhà hát Thành phố. Đóng góp đáng kể vào thành quả này là giọng nữ cao Sung Hee Park đến từ Hàn Quốc. Cô đảm nhiệm gần nửa thời lượng buổi diễn với bốn tác phẩm: viết cho dàn nhạc giao hưởng và giọng nữ cao (Johann Strauss II), aria từ vở opera (Mozart), aria từ vở opera (Antonín Dvořák) và aria từ vở opera (Jacques Offenbach).

Hai trong số này được xếp vào dạng tuyệt phẩm, đòi hỏi kỹ thuật thanh nhạc xuất sắc, cao độ biến thiên liên tục (Hận thù sục sôi trong trái tim tôiKhúc hát búp bê).

Co bup be may lam say long nguoi
Sopranist Hàn Quốc Sung Hee Park trong có phần trình diễn xuất sắc ở phần hai

Ấn tượng nhất là tiết mục cuối cùng, khi Sung Hee Park vừa cất giọng oanh vàng vừa hóa thân vào búp bê máy Olympia giỏi hát ca nhưng hay dở chứng mỗi khi hết dây thiều. Lúc này, NSƯT Trần Vương Thạch ngoài việc chỉ huy dàn nhạc còn giữ thêm vai nhà phát minh Spalazani, ông lên dây cho Olympia mỗi khi nó bị đơ. Khúc hát búp bê được xem là aria nổi tiếng nhất của Offenbach. Sung Hee vào vai búp bê rất ngọt, ra dáng nũng nịu, đáng yêu, đôi khi hơi “chập mạch”.

Giọng của cô càng lên cao càng sáng và chắc, vibrato vừa phải, hát nhẹ bâng. Aria này khi tách làm tiết mục độc lập cho phép người hát ngẫu hứng lối diễn, có thể “đơ” ở bất kỳ thời điểm nào (khi đó dàn nhạc phải tùy biến theo), mỗi nghệ sĩ một dấu ấn riêng, khó lẫn. Phần thể hiện của Sung Hee Park duyên dáng, tròn trịa, gây cười dễ chịu (người viết có dịp xem qua phần biểu diễn của sopranist huyền thoại Edita Gruberová, cô này còn có động tác chớp mắt liên tục và giật người y hệt búp bê thật). Bấy nhiêu cũng đủ khiến khán giả (phần đông là khách Tây) mãn nguyện. Tiếng vỗ tay không ngớt, Park phải ra “trả lễ” đến ba lần và bis thêm một bài.

Co bup be may lam say long nguoi
Nhạc trưởng Trần Vương Thạch và "cô búp bê đỏng đảnh" Sung Hee Park

Jean - một khán giả Pháp, cùng vợ - nghệ sĩ violin người Pháp, nói đây là lần thứ hai vợ chồng ông xem hòa nhạc tại TP.HCM. Ông cho biết ấn tượng từ đêm diễn này không kém gì cảm giác mà Dàn nhạc Giao hưởng Paris mang lại hồi tháng 10/2013.

Nhạc mục còn lại được lấp đầy bằng những giai điệu hào sảng như overture Khinh kỵ binh (Franz von Suppé) hay lãng mạn như intermezzo từ vở opera Cavalleria rusticana (Pietro Mascagni). Riêng Concerto cho flute và dàn nhạc cung Rê trưởng, op. 283 (Carl Reinecke) dành đất cho nghệ sĩ flute Hàn Quốc Hyun Ju Ro ứng tấu cùng Dàn nhạc Giao hưởng HBSO. Hơi của Hyun Ju đủ dày để lên xuống cao độ liên tục (chương III) mà không có vẻ gì là đuối sức. Người viết bản này là một nhạc sĩ chuyên viết cho piano nên ông thách thức người thổi flute bằng những quãng âm rộng mà ngay cả người chơi dương cầm cũng phải mệt mỏi (phải sải hết chiều dài 88 phím).

Co bup be may lam say long nguoi
Tiếng sáo của Hyun Ju Ro để lại nhiều cảm xúc cho người nghe

Sự thành công của chương trình Giai điệu mùa Xuân mở đầu cho mùa diễn Xuân - Hè 2014 của HBSO hứa hẹn nhiều khởi sắc. Điều đáng mừng là năm nay, HBSO trở lại với lịch diễn đều đặn một tháng ba lần vào các ngày 9, 19 và 29 (riêng tháng Sáu là vào ngày 8). Năm ngoái, HBSO chỉ có hai suất diễn hàng tháng (9 và 29). Ngày 29 vẫn được dành riêng (và miễn phí) cho sinh viên với chủ đề được lên đủ cho cả năm.

Có hai điểm đáng chú ý trong mùa diễn 2014:

- Nét mới: Đêm nhạc Brazil (19/4), thanh xướng kịch Đấng sáng thế (8, 9/5) và vũ kịch Cô bé búp bê (28, 29/8) hợp tác với Na Uy (Đấng sáng thế từng được các nghệ sĩ Đức biểu diễn vào tháng 4/2007 tại Nhạc viện TP.HCM), Hòa nhạc với các nghệ sĩ ĐH Bắc Texas (29/5), múa đương đại Out of context của Đoàn Ballet C de la B - Bỉ (19/8).

- Yếu tố Việt: Hòa nhạc kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với các sáng tác của Trần Mạnh Hùng, Đỗ Hồng Quân, Vĩnh Lai, Nguyễn Thụy Kha, Võ Đăng Tín… (19/5), bản hoàn chỉnh của Tổ khúc dân ca Việt Nam Dòng chảy (8/6).

Bài, ảnh: HOÀNG YẾN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI