Các lãnh đạo thế giới thề 'dập tắt Ebola’

16/11/2014 - 07:09

PNO - PNO – Từ diễn đàn Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brisbane (Úc), các nhà lãnh đạo thế giới hôm 15/11 đã mạnh mẽ cam kết "dập tắt" đại dịch Ebola đang tàn phá Tây Phi, nơi quốc gia sa mạc Mali đang vật lộn để ngăn chặn sự bùng...

edf40wrjww2tblPage:Content

Cac lanh dao the gioi the 'dap tat Ebola’

Các nhân viên y tế tại Trung tâm điều trị Ebola Hastings ngoại ô thủ đô Freetown, Sierra Leone - Ảnh: AFP

Mặc dù có một số dấu hiệu hy vọng từ châu Phi như Liberia mới dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và Cộng hòa dân chủ Congo (DRC), không nằm trong khu vực Tây Phi, công bố hết dịch Ebola, 3 cái chết gần đây ở Mali đã làm bùng lên những lo ngại về một điểm nóng mới.

Khi các ngôi sao nhạc Pop thu đĩa đơn "Band Aid" ở London để giúp Tây Phi chống lại căn bệnh đã giết chết hơn 5.100 người ở Guinea, Liberia và Sierra Leone, các nhà lãnh đạo toàn cầu đang họp tại Brisbane không đi đến cam kết mới nào về tiền mặt.

"Các thành viên G20 cam kết làm những gì cần thiết để đảm bảo các nỗ lực quốc tế có thể dập tắt Ebola và giải quyết các chi phí kinh tế và nhân đạo trung hạn," các nhà lãnh đạo G20 nói trong tuyên bố hoan nghênh nghênh sáng kiến giải ngân 300 triệu USD chống Ebola của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các vị nguyên thủ cũng hứa hẹn chia sẻ kinh nghiệm về việc bảo vệ các nhân viên y tế ở tuyến đầu dập dịch, khi một bác sĩ Sierra Leone có quyền cư trú ở Mỹ vừa được đưa đến điều trị Ebola tại Trung tâm y tế Nebraska ở thành phố Omaha (Mỹ).

Cac lanh dao the gioi the 'dap tat Ebola’

Bác sĩ Martin Salia được đưa sang Mỹ để điều trị Ebola - Ảnh: Ndtv

Bác sĩ Sierra Leone "bị bệnh nặng" tên là Martin Salia sẽ là bệnh nhân Ebola thứ ba được điều trị tại cơ sở y tế này, cả hai bệnh nhân trước đó đều đã bình phục.

Cam kết của các lãnh đạo G20 được đưa ra khi Togo, quốc gia điều phối cuộc chiến chống Ebola ở Tây Phi, cảnh báo rằng thế giới "không thể giảm nhẹ nỗ lực" cho dù có một số tín hiệu đáng khích lệ ở các nước vùng dịch.

Senegal hôm 14/11 cho biết họ đã mở cửa trở lại biên giới đường không và đường biển với với Guinea, Liberia và Sierra Leone, mặc dù cửa khẩu biên giới trên đất liền với Guinea vẫn đóng cửa. Trong khi đó, Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi đã thiệt mạng 49 người từ tháng Tám đến nay, ngày 15/11 đã tuyên bố không còn Ebola.

Cac lanh dao the gioi the 'dap tat Ebola’

Các nhà hoạt động kêu gọi G20 hành động mạnh hơn trong cuộc chiến chống Ebola - Ảnh: Daily Star

Tuy nhiên, sự chú ý nay đã chuyển sang Mali, nơi ghi nhận ba ca tử vong mới của những người lây nhiễm virus từ một bệnh nhân là lãnh tụ Hồi giáo Guinea chết vì căn bệnh này. Người thứ tư, một bác sĩ tại phòng khám ở thủ đô Bamako, nơi vị giáo sĩ chết, đang được chăm sóc đặc biệt, và hơn 250 tiếp xúc với ông ta đang được giám sát y tế.

Không có thuốc đặc trị Ebola, một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất lây lan qua tiếp xúc với các dịch thể của bệnh nhân, nhưng kết quả thử nghiệm một số loại thuốc điều trị có thể được công bố trong tuần này ở Tây Phi và Canada.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết Ebola đã cướp đi mạng sống của 5.177 người ở 8 quốc gia, trong tổng số 14.413 ca lây nhiễm kể từ tháng 12/2013.

THANH HIỀN
(Theo AFP, Reuters)

Từ khóa Tây PhiEbolaG20
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI