Philipp Rosler: Chấp nhận biến động thế giới để làm chủ vận mệnh của mình

08/11/2017 - 22:25

PNO - Tại hội nghị APEC 2017, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Philipp Roesler khuyến nghị các doanh nghiệp hãy chủ động và thấy trách nhiệm trước toàn cầu hóa, khuyến khích cử tri tự tạo ra tương lai của mình.

Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, ngày 8/11, phiên thảo luận với chủ đề Tương lai của Toàn cầu hóa thuộc Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC, các chuyên gia hàng đầu thế giới đã đưa ra những nhận định về thực tiễn toàn cầu hóa cũng như các thách thức trong tương lai.

Philipp Rosler: Chap nhan bien dong the gioi de lam chu van menh cua minh
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC, hôm 8/11. Ảnh: Minh Nhật

Robert E. Moritz, Chủ tịch Toàn cầu của PricewaterhouseCoopers (PwC), nhận định: cục diện thế giới trong 3 năm tới gia tăng bất ổn về địa chính trị, các giá trị tư do trên thế giới bị bào mòn. Nhưng, ông cũng cho rằng, “chúng ta có sức mạnh để đảm bảo toàn cầu hóa tiếp tục vì người dân”.

Ông Moritz nói thêm: “Chúng tôi điều tra các CEO của 21 nền kinh tế, họ đang nói với chúng ta những gì. Mức độ tự tin, lòng tin của họ vẫn tiếp tục tăng lên, cụ thể ở khu vực APEC niềm tin đã tăng lên vì chúng ta có nền tảng dân số học, nền tảng người tiêu dùng, tầng lớp trung lưu đang ngày càng gia tăng.

Phần còn lại của thế giới cũng đang chứng kiến một xu hướng tương tự từ các nhà đầu tư. Tất cả đều thừa nhận sẽ có khó khăn trong các thỏa thuận thương mại tự do. Khái niệm về thương mại đa phương vẫn đang tồn tại.

Những thách thức như khó khăn như chủ nghĩa bảo hộ, tị nạn, cộng đồng CEO APEC vẫn khá lạc quan và tự tin trước triển vọng của khu vực”.

Philipp Rosler: Chap nhan bien dong the gioi de lam chu van menh cua minh
Robert E. Moritz, Chủ tịch Toàn cầu của PricewaterhouseCoopers (PwC) (giữa) trao đổi cùng các quan chức và chuyên gia ngày 8/11. Ảnh: TTX

Trong phiên thảo luận, ông Philipp Roesler, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đề cập về chủ nghĩa dân túy, ly khai đang gia tăng, nhưng ông cho rằng về thương mại toàn cầu, có thấy rất nhiều cơ hội để thay thế.

“Nhiều người nghĩ đến phương án song phương… Nếu sau APEC có một đàm phán giữa EU – ASEAN có một hiệp định thương mại tự do với nhau thì sẽ đẩy mạnh thương mại toàn cầu. Thế giới không phải do người bi quan sở hữu mà sẽ là do người lạc quan sở hữu” - ông Roesler nhấn mạnh.

Một câu hỏi lớn hiện nay đặt ra là, toàn cầu hóa còn hữu ích hay không? Nhất là khi TPP chỉ còn 10 nước?

Bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, phân tích: Hàng tỷ người đã thoát khỏi đói nghèo cùng cực, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang dần được thu hẹp.

“Toàn cầu hóa cũng mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia có thu nhập cao. Tôi vẫn chưa nhìn thấy biện pháp nào tốt thay thế cho toàn cầu hóa” - bà Kwakwa nói.

Theo bà Kwakwa, nếu né tránh toàn cầu hóa, chúng ta sẽ khó đạt được tăng trưởng kinh tế. Lựa chọn duy nhất là cải tiến để cho toàn cầu hóa tốt hơn, củng cố hệ thống thuơng mại toàn cầu dựa trên các luật lệ, điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia, củng cố các quy định đảm bảo rằng toàn cầu hóa mang tính bao trùm, đảm bảo cho những người yếu thế có cơ hội.

“Tóm lại, việc rút khỏi toàn cầu hóa không phải là một lựa chọn, thách thức của chúng ta là làm sao tiếp tục duy trì đà của toàn cầu hóa” - bà Kwakwa kết luận.

Philipp Rosler: Chap nhan bien dong the gioi de lam chu van menh cua minh
Ông Robert E. Moritz (trái) tại phiên thảo luận với chủ đề Tương lai của Toàn cầu hóa thuộc Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC, ngày 8/11. Ảnh: Minh Nhật

Ông Robert E. Moritz chỉ ra rằng, việc mọi người nhìn thấy toàn cầu hóa có hại là khi họ “nhìn thấy những tiêu cực như tham nhũng, bất bình đẳng, các nhà lãnh đạo cần phải làm để đối phó với vấn đề này”.

Từ góc nhìn doanh nghiệp, ông cho rằng cần làm tốt nhất có thể, thích nghi tốt nhất có thể, không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho người dân, người lao động.

Philipp Roesler khuyến nghị các doanh nghiệp hãy chủ động và thấy trách nhiệm trước toàn cầu hóa, khuyến khích cử tri tự tạo ra tương lai của mình.

“Nếu chấp nhận những biến động của thế giới thì sẽ làm chủ vận mệnh của mình” - ông Philipp Roesler nói.

“Những thay đổi đều hay với công nghệ mới nhưng có mặt trái của nó. Robot và AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai của con em của chúng ta như thế nào? Chúng ta phải chấp nhận điều đó. Chúng ta không có câu trả lời trong một thế giới ngày càng phức tạp.

Tôi nghĩ rằng, chúng ta cố gắng tìm kiếm được những câu trả lời đúng chứ không phải những câu trả lời đơn giản, thì tôi nghĩ sẽ đánh bại được chủ nghĩa dân túy” - ông Roesler nói thêm.

Philipp Rosler: Chap nhan bien dong the gioi de lam chu van menh cua minh
Ông Ian Bremmer - Chủ tịch tập đoàn Eurasia phát biểu tại phiên thảo luận.

Đề cập tới sáng kiến “Một vành đai” của Trung Quốc liệu có đe dọa tới toàn cầu hóa, ông Ian Bremmer, Chủ tịch Hãng Tư vấn rủi ro chính trị Eurasia nhận định: "Đây là cơ hội khổng lồ cho Trung Quốc để có vị thế trong khu vực. Khi Mỹ giảm quan tâm, nhiều người có cơ hội, trong đó có Trung Quốc với cơ hội khổng lồ. Cơ hội trong 20 năm tới".

"Đây sẽ là trận chiến, với kẻ thắng người thua, trò chơi một mất một còn và nhất đới nhất lộ xây dựng trên cách tiếp cận như vậy", ông Bremmer nói thêm.

Kim Giang - Minh Nhật

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI