Tặng quà người châu Á cần tránh gì?

15/04/2019 - 07:55

PNO - Ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa khác nhau, ý nghĩa món quà không dừng lại ở chính nó mà còn được hiểu ở “tầng sâu” là cách trao tặng.

Nếu nắm được bộ quy tắc “nên - không nên” trong việc tặng quà, món quà của bạn sẽ bày tỏ được thành ý bạn muốn gửi gắm. 

Ấn Độ

Ở Ấn Độ, đừng bao giờ đưa thứ gì đó cho người khác bằng tay trái vì với người dân nước này, bàn tay trái được xem là bàn tay không sạch sẽ do sử dụng đụng chạm nhiều vào những khu vực ô uế, dơ bẩn. Khi đưa, nhận hoặc chuyển những món đồ, bạn hãy nhớ phải dùng tay phải, như thế mới tỏ rõ sự tôn trọng và thành ý của mình. 
Đó là với những món đồ, còn với tiền thì sao? Khi muốn tặng tiền cho ai đó, hãy tặng số lẻ. Trong văn hóa Ấn Độ, số 1 tượng trưng cho khởi đầu mới mẻ còn số kết thúc với số 0 là mang ý nghĩa chấm hết. Vì thế, người Ấn Độ tin rằng, tặng tiền mà có số đơn vị là số 1 chính là gửi đi thông điệp chúc tiền bạc sinh sôi, chúc cho cuộc sống của người nhận sung túc, mọi điều tốt đẹp sẽ sinh sôi nảy nở.

Tang qua nguoi chau A can tranh gi?

Trung Quốc

Vào dịp tết âm lịch hoặc các dịp lễ truyền thống, người Trung Quốc thường có thói quen lì xì, tặng tiền cho người mà mình yêu quý. Có ba nguyên tắc người Trung Quốc phải thuộc nằm lòng khi tặng tiền cho ai đó. Thứ nhất, tờ tiền trao đi phải là tờ tiền mới, không nhăn nhó và họ ưu tiên tặng tiền giấy chứ không tặng tiền xu. Thứ hai, không tặng số tiền mà khi đọc lên, con số đầu tiên hay con số cuối cùng là số 4 vì phát âm số 4 khá giống chữ “tử” nghĩa là chết nên dễ liên tưởng đến sự kém may mắn. Thứ ba, bạn nên tặng số tiền có con số 8 vì cách phát âm gần với chữ “phát”, dễ liên tưởng đến phát tài, phát lộc. 

Khi tặng quà cho nam giới đã kết hôn, tuyệt đối không tặng chiếc nón màu xanh lá, dù chiếc nón ấy có đẹp, quý hay đắt tiền đến thế nào. Người Trung Quốc tin rằng, người đàn ông đội chiếc nón màu xanh lá có nghĩa là vợ anh ta không chung thủy, vì từ “nón xanh” đọc giống như ý nghĩa “người đàn ông bị cắm sừng”. Bạn phải luôn ghi nhớ điều này trước khi tặng quà cho đàn ông đã có gia đình ở Trung Quốc vì không khéo sẽ dẫn đến hiểu lầm. 

Tang qua nguoi chau A can tranh gi?

Nói không với đồng hồ để bàn: đồng hồ để bàn được dùng làm quà tặng khá phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, ở Trung Quốc thì không. Người Trung Quốc tặng nhau đồng hồ đeo tay chứ không tặng đồng hồ để bàn vì cách phát âm đồng hồ để bàn khá giống từ “chết”. Hoặc có người thì cho rằng, hình ảnh chiếc đồng hồ để bàn gõ từng nhịp khiến họ nghĩ đến việc đồng hồ đếm giờ báo hiệu cái chết đang đến gần. 

Hàn Quốc

Đừng dùng mực đỏ ghi trên những tấm thiệp tặng cho ai đó. Ở Hàn Quốc, người ta dùng mực đỏ để khắc lên bia mộ và ghi lên đèn lồng trong đám tang. Vì thế, nếu bạn viết lời đề tặng bằng mực đỏ lên tấm thiệp, bạn sẽ khiến người nhận lo lắng, sợ hãi về sự xui rủi nào đó sắp đến. 

Tang qua nguoi chau A can tranh gi?

Nhật Bản 

Người Nhật đặc biệt coi trọng cách gói hơn cả món quà bên trong. Nếu không được gói tặng cẩn thận, món quà không xứng đáng được trao đi. Ở Nhật, người được tặng quà cần nhìn thấy sự chỉn chu qua cách gói quà. Nếu bạn phân vân không biết tặng một người Nhật món quà gì thì hãy “đầu tư” vào phần gói quà để gây ấn tượng với người được tặng. 

Nếu bạn có ý định tặng hoa cho một người Nhật thì hãy dành thời gian tìm hiểu về ý nghĩa những loài hoa theo quan điểm của họ. Tuyệt đối không tặng hoa sen, hoa ly hay hoa cẩm chướng đã nở vì đó là những bông hoa cho dịp tang lễ. 

Tang qua nguoi chau A can tranh gi?

Người Nhật có một quy luật ngầm là khi bạn đi xa (có thể là đi du lịch, đi công tác) thì khi trở về, bạn phải có quà tặng cho mọi người. Đó như lời xin lỗi bạn gửi đến mọi người bởi sự vắng mặt của bạn trong một thời gian khiến mọi người phải choàng gánh cho bạn, đặc biệt là ở môi trường làm việc. Người Nhật gọi đó là món quà omiyage. Nếu không có omiyage mang về, bạn sẽ bị đánh giá là người hời hợt, vô tâm, thậm chí là keo kiệt. 

Thái Lan

Với người Thái, con số may mắn là 9. Đó là lý do vì sao những set quà tặng ở Thái Lan thường có 9 món, thể hiện ý nghĩa trao tặng sự thuận lợi, bình an cho người nhận. Người Thái phát âm số 9 giống từ “tiến về phía trước” hoặc “chúng ta đi ăn nào”, hay quan trọng nhất là giống từ “gạo”. 

Ở Thái Lan, người được tặng quà sẽ không mở quà ngay trước mặt người tặng vì họ cho rằng, hành động ấy là bất lịch sự. Nếu bạn tặng quà cho một người Thái, bạn muốn họ mở món quà ra xem nhưng họ từ chối thì đó chỉ vì họ tôn trọng bạn mà thôi. 

Tang qua nguoi chau A can tranh gi?

Singapore

Đừng bao giờ tặng khăn tay cho người Singapore vì quan niệm của người Singapore xem khăn tay là hình ảnh tượng trưng cho nước mắt, cho sự buồn bã. 

Tang qua nguoi chau A can tranh gi?

Hoàng Di (theo travelwireasia) 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI