Có một phương Đông e ấp trong Graffiti phương Tây

23/11/2017 - 07:00

PNO - Cùng với dòng chảy thời cuộc, Việt Nam cũng đón nhận Graffiti và biến nó thành một phần không thể thiếu trong văn hóa nghệ thuật đường phố, một cách hiện đại và duyên dáng rất Việt.

Cùng với dòng chảy thời cuộc, Việt Nam cũng đón nhận Graffiti và biến nó thành một phần không thể thiếu trong văn hóa nghệ thuật đường phố, một cách hiện đại và duyên dáng rất Việt.

Cụm Graffiti phố Đặng Thai Mai - quận Tây Hồ, TP. Hà Nội

Nằm khuất trong ngõ số 12, phố Đặng Thai Mai, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội, cụm tác phẩm Graffiti của nhóm nghệ sĩ người Anh mở ra một không gian nghệ thuật mới mẻ của phương Tây giữa lòng thủ đô cổ kính.

Co mot phuong Dong e ap trong Graffiti phuong Tay
 

Là một phần dự án “Keep Hanoi Green” của các nghệ sĩ tình nguyện người Anh, bức tranh tường có chiều dài khoảng 200m, cao 2m45, được chia làm hai phần: phần ngoài đối diện Nhà văn hóa cụm dân cư số 8, phần bên trong được vẽ kín mít những chữ cái cách điệu, những gương mặt người theo phong cách trừu tượng. Ở vị trí trang trọng nhất của bức vẽ, bạn còn có thể chiêm ngưỡng chân dung Matthew “Phed” James - một nghệ sĩ Graffiti quá cố đáng kính.

Làng bích họa Đảo Bé - Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Từ năm 2016, một loạt dự án bích họa được triển khai ở các làng chài ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Nổi tiếng nhất trong số này là làng bích họa Tam Thanh (Quảng Nam), hay làng bích họa Đảo Bé thuộc Lý Sơn (Quảng Ngãi). 18 bức tranh cũng là 18 tác phẩm đậm chất Việt được tạo ra từ những họa sĩ Việt tình nguyện.

Khác với những bức Graffiti tự do không chủ đề ở làng bích họa Tam Thanh, những bức vẽ ở Lý Sơn đi theo một đề tài xuyên suốt là tái hiện hình ảnh rùa biển. Đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của loài rùa biển ở Đảo Bé, dự án làng bích họa ra đời không chỉ với mục đích thu hút khách du lịch mà còn kêu gọi ý thức của con người trong việc bảo tồn loài động vật quý hiếm này.

Co mot phuong Dong e ap trong Graffiti phuong Tay
 

Dãy tường trường mẫu giáo SaPa Q.1, TP.HCM

Ai có dịp đi ngang đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh từ quận Bình Thạnh đổ về trung tâm thành phố, cũng không thể ngăn sự tò mò thích thú trước bức tranh khổng lồ kéo dài khắp bờ tường của trường mẫu giáo Sapa, một tác phẩm đến từ dự án "Tranh tường ba miền Tổ quốc" của hai chàng trai Trang Khoa (22 tuổi) và Nguyễn Tấn Lực (20 tuổi). Ở đó, một Việt Nam hiện lên sống động qua đôi mắt của em bé giữa mênh mông đồi cát Mũi Né, qua vẻ đẹp kỳ vĩ của ruộng bậc thang ở Tây Bắc chập chùng, hay chút bí ẩn liêu trai của cánh rừng ngập mặn đến từ sông nước miền Tây.   

Co mot phuong Dong e ap trong Graffiti phuong Tay
 

Văn hóa phương Tây khi đặt vào thế giới của người phương Đông, ngỡ cọc cạch xô lệch, hóa ra lại phù hợp và vừa vặn đến không ngờ. Đó là bởi trong quá trình giao thoa nhẹ nhàng giữa hai nền văn hóa, Graffiti chịu nhún nhường một bước, chỉ giữ lại cái vỏ bọc bên ngoài phóng khoáng của nghệ thuật phương Tây, để nội dung bên trong ngập tràn văn hóa Việt. 

Hạnh Trinh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI