8 bí mật về Nhà thờ Đức Bà Paris

18/04/2019 - 09:24

PNO - Được xây dựng trong từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14, Nhà thờ Đức Bà Paris trở thành nhân chứng lịch sử quan trọng và là biểu tượng văn hóa tôn giáo như trái tim của nước Pháp.

Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) hay còn được biết đến với tên khác "Our Lady Of Paris" (Đức Mẹ Paris) là một kiệt tác kiến trúc Gothic đặc biệt của nhân loại.

Nhà thờ nằm trên đảo Île de la Cité, một hòn đảo nhỏ nằm giữa dòng sông Seine ở trung tâm thủ đô nước Pháp. Đặc biệt, nó là bằng chứng về sự phát triển thịnh vượng của Paris thời xưa, vừa là trung tâm kinh tế hùng mạnh, vừa là trung tâm văn hóa, tôn giáo trong suốt thế kỷ 12.

Thành phố tôn giáo cổ đại dưới chân Notre Dame de Paris

Đảo Île de la Cité mà Nhà thờ Đức Bà Paris đang tọa lạc từng được cho là thành của người Gaulois xưa, ngày nay là thành phố Paris.

8 bí mạt vè Nhà tho Duc Ba Paris
Nhà thờ Đức Bà Paris nhìn từ bên ngoài.

Nhà thờ có thể đã được xây dựng ngay trên tàn tích của một ngôi đền có niên đại lâu đời. Các tài liệu được tìm thấy ghi lại rằng năm 1710, các mảnh vỡ của một bàn thờ được chạm khắc dành riêng cho sao Mộc và các vị thần đã được phát hiện trong một cuộc khai quật ngay dưới khu vực quanh nhà thờ.

Những tàn tích về kiến ​​trúc được bổ sung vào những năm 1960 và 1970. Nhiều di chỉ khác được tìm thấy nằm trong hầm mộ khảo cổ bên dưới quảng trường trước Nhà thờ Đức Bà.

Những chi tiết kiến trúc đặc biệt ở mặt trước của nhà thờ

Nhà thờ Đức Bà Paris có 3 cổng ở mặt phía Tây, mỗi cổng đều có hình các vị thánh được điêu khắc tinh xảo. Trong đó, các chi tiết ở cổng Sainte-Anne (cổng trước) thuộc phong cách kiến trúc có niên đại sớm hơn nhiều so với các phần còn lại.

8 bí mạt vè Nhà tho Duc Ba Paris
Các chi tiết kiến trúc mặt trước Nhà thờ Đức Bà rất độc đáo. 

Phần điêu khắc của cổng Sainte-Anne như tượng "Đức Trinh nữ và Hài nhi" được tạc với những đường nét cứng rắn hơn so với những đường nét của các bức tượng khác. Điều này được cho là do ảnh hưởng của kiến trúc hình bán nguyệt và tái hiện theo kiểu một nhà thờ La Mã.

Một nghiên cứu được thực hiện vào 1969 cho thấy ban đầu kiến trúc này không được áp dụng trong quá trình xây dựng Nhà thờ Đức Bà, tuy nhiên, sau đó đã điều chỉnh để phù hợp với cấu trúc Gothic.

"Khu rừng" trên mái nhà

Nhà thờ Đức Bà sở hữu hàng loạt khung gỗ lâu đời nhất ở Paris. Để có thể dựng được phần mái của nhà thờ đã có hơn 20,8 hecta rừng đã bị đốn hạ trong suốt thế kỷ thứ 12.

8 bí mạt vè Nhà tho Duc Ba Paris

Những trụ chống mang đậm phong cách kiến trúc Gothic

Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những công trình kiến ​​trúc đầu tiên được xây dựng với những trụ chống bên ngoài. Vào thế kỷ thứ 12, những trụ này được xây dựng xung quanh để tạo thành lực giữ vững các bức tường mỏng. Ngay sau đó, trụ chống đã trở thành một phần trong tính biểu tượng của thiết kế Gothic độc đáo.

8 bí mạt vè Nhà tho Duc Ba Paris
Các trụ chống đỡ nhà thờ.

28 vị vua trong kinh thánh bị "hành quyết"  

Năm 1793 khi cuộc cách mạng Pháp đang ở giai đoạn cao trào, đã có 28 bức tượng của các vị vua trong kinh thánh đã bị kéo xuống bằng dây thừng và chặt đầu. Cùng năm đó, vua Louis XVI đã bị xử tử bằng hình thức chém đầu, và bất kỳ biểu tượng nào gắn liền với chế độ Quân chủ đều bị phá hủy.

8 bí mạt vè Nhà tho Duc Ba Paris
Các vị vua trong Kinh thánh.

Những mảnh vỡ cuối cùng của những bức tượng đã bị ném ra một bãi rác. Tuy nhiên, năm 1977, đầu của 21 vị vua được tìm thấy trong quá trình khai phá tầng hầm của ngân hàng Ngoại thương Pháp. Hiện tại, những chiếc đầu này đang nằm ở Musée de Cluny gần nhà thờ.

Tháp của nhà thờ không phải là tháp đôi

Nếu nhìn thoáng qua, hai tòa tháp của Nhà thờ Đức Bà Paris có kiến trúc và kích thước giống hệt nhau. Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ người ta phát hiện 2 tòa tháp không phải là tháp đôi mà tòa tháp phía Bắc có kích thước thực tế to hơn so với tòa tháp phía Nam.

8 bí mạt vè Nhà tho Duc Ba Paris
Thực tế tháp 2 tòa tháp của nhà thờ có kích thước không bằng nhau

Chuông khổng lồ Emmanuel hơn 800 năm trường tồn

Không chỉ tượng của các vị vua trong nhà thờ bị phá hủy mà cả những chiếc chuông cũng bị phá hủy trong suốt thời kỳ cách mạng Pháp. Nhà thờ Đức Bà Paris cũng giống như tất cả những nhà thờ trên toàn nước Pháp đều bị thay đổi từ không gian Kito giáo sang một giáo phái mới vào cuối thế kỷ 18.

Ngoại trừ quả chuông Emmanuel khổng lồ, tất cả 20 quả chuông nằm trong nhà thờ đều bị phá hủy để đúc đại bác phục vụ cho chiến tranh.

8 bí mạt vè Nhà tho Duc Ba Paris
Chuông Emmanuel.

Vào thế kỷ 19, những chiếc chuông ở nhà thờ Đức Bà Paris được làm mới, tuy nhiên, âm thanh của những chiếc chuông mới này không có được độ vang như phiên bản cũ.

Vào năm 2013, một dàn chuông mới đã được khôi phục để mang Nhà thờ Đức Bà trở lại những âm vang từ thế kỷ 17. Chiếc chuông khổng lồ Emmanuel cũng cộng hưởng âm thanh vào những dịp vô cùng đặc biệt.

Mối "quan hệ" đặc biệt của Napoléon, Victor Hugo và Notre Dame de Paris

Cả 3 đã có một mối quan hệ đặc biệt khi năm 1804, vua Napoléon Bonaparte quyết định đăng quang tại Nhà thờ Đức Bà Paris. Thời điểm đó, nhà thờ đã ở trong tình trạng xuống cấp và hư hỏng nặng nề.

Trải qua nhiều thế kỷ với sự phát triển nhanh chóng của thành phố và sự tàn phá khốc liệt của cuộc cách mạng Pháp, kiến trúc của nhà thờ Đức Bà đã không còn nguyên vẹn. Trong nhiều năm, nhà thờ chỉ được sử dụng như một nhà kho.  

Vì vậy, khi vua Napoléon tuyên bố mở cửa lại nhà thờ và tổ chức buổi lễ đăng quang của ông trong đó, Nhà thờ Đức Bà Paris đã được tu sửa và dọn dẹp để lấy lại diện mạo uy nghiêm và thiêng liêng vốn có.

8 bí mạt vè Nhà tho Duc Ba Paris
Không gian bên trong nhà thờ.

Sau đó, nhà văn lừng danh Victor Hugo đã sử dụng hình ảnh của nhà thờ như một sự nhân cách hóa của nước Pháp trong cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris xuất bản năm 1831 của ông.

Tiểu thuyết này có một cái tên thân thuộc hơn là Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà (The Hunchback of Notre Dame), dù nhân vật  thằng gù Quasimodo không phải là nhân vật chính mà Nhà thờ Đức Bà mới là hình tượng trung tâm.

Tiểu thuyết có được thành công vang dội và thu hút nhiều sự quan tâm từ công chúng. Sau đó, Nhà thờ Đức Bà Paris đã được trùng tu dưới sự giám sát chặt chẽ của 2 kiến ​​trúc sư Jean-Baptiste-Antoine Lassus và Eugène Viollet-le-Duc.

Bên cạnh đó, những ai đến tham quan Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ nhìn thấy những chiếc máng xối có hình đầu thú hoặc đầu người (theo kiểu kiến trúc Gothic) hoặc quái vật đuôi rắn, mình dê, đầu sư tử. Thực tế chúng đã được thêm vào giữa năm 1843 và 1864 trong quá trình phục hồi và trùng tu. Đặc biệt, chúng được lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhà văn Vito Hugo.

8 bí mạt vè Nhà tho Duc Ba Paris
Bức tượng quái vật.

8 bí mạt vè Nhà tho Duc Ba Paris

Trong tác phẩm của mình, nhà văn Victor Hugo đã từng miêu tả những chiếc máng xối ở nhà thờ Đức Bà Paris, và kiến trúc sư Viollet-le-Duc đã lấy cảm hứng từ đó. Những mô hình hay hình ảnh trước đó đều cho thấy không có bất cứ một tượng quái vật nào đậu trên những tòa tháp của Nhà thờ Đức Bà Paris, và các máng xối từ thời Trung cổ của nhà thờ đã bị gỡ bỏ từ lâu.

Thúy Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI