Những cây cầu hiện đại khiến TP.HCM tăng tốc

02/09/2015 - 07:23

PNO - Không chỉ có vị trí quan trọng trong việc lưu thông cho thành phố, những cây cầu này  còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Với sự phát triển như hiện nay, những cây cầu này càng cho thấy được ý nghĩa đặc biệt quan trọng của mình đối với sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội, đời sống của thành phố lớn nhất Việt Nam.

1. Cầu Sài Gòn 1 và 2

Nhung cay cau hien dai khien TP.HCM tang toc
Là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (Quận 2), Thành phố Hồ Chí Minh. Cây cầu này là cửa ngõ chính để vào nội ô Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc nước ta.
Nhung cay cau hien dai khien TP.HCM tang toc
Với việc kết nối TPHCM trên trục quốc lộ 1A, ý nghĩa của cầu Sài Gòn là quá lớn đối với việc luân chuyển giao thông phát triển kinh tế. Là cửa ngõ lớn nhất của TPHCM kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và cả Bắc Bộ, hàng ngày lượng xe luân chuyển qua cầu Sài Gòn 1 và 2 là quá lớn.

Tính riêng trong việc TPHCM đang đầu tư phát triển khu vực quận Thủ Đức, quận 2 thì cầu Sài Gòn còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc luân chuyển giao thông trong nội đô sau này.

2. Hầm vượt sông và cầu Thủ Thiêm

Kết nối trực tiếp với Đại lộ Đông Tây, tuyến đường huyết mạch quan trọng nhất của TPHCM, hầm vượt sông Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm là các công trình hạ tầng giao thông đã được thành phố định hướng và quy hoạch nhằm tạo sự kết nối giao thông giữa trung tâm đô thị cũ với khu đô thị mới và các vùng lân cận về phía Đông, khai thác tối đa tiềm năng phát triển của các khu vực này.

Nhung cay cau hien dai khien TP.HCM tang toc
Nhung cay cau hien dai khien TP.HCM tang toc

Tuyến Đại lộ Đông Tây là dự án giao thông hiện đại và quan trọng nhất của thành phố Hồ Chí Minh, tạo sự lưu thông dễ dàng và thông suốt giữa các khu vực phía tây và phía đông của thành phố. Đại lộ Đông Tây, cầu Thủ Thiêm và tuyến đường trục Bắc Nam đi xuyên qua trung tâm Khu đô thị mới Thủ Thiêm nên có tác động trực tiếp đến sự đầu tư xây dựng và phát triển của Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tuyến Đại lộ Đông Tây đi qua trung tâm Khu đô thị mới Thủ Thiêm ngoài việc tạo sự kết nối giao thông giữa Khu đô thị mới Thủ Thiêm với Khu trung tâm thành phố cũ và các khu vực lân cận mà còn tạo ra một công trình có cảnh quan đẹp, tạo điểm nhấn cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

3. Cầu Phú Mỹ

Nhung cay cau hien dai khien TP.HCM tang toc

Là cây cầu dây văng đầu tiên ở Sài Gòn bắc qua sông Sài Gòn nối Quận 2 và Quận 7, thuộc đường vành đai ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu có chiều dài 2.031 m, chiều rộng 27,5 m với trụ tháp cao 162,5 m. Không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông, cây cầu còn mang tính biểu tượng cho thành phố trẻ, năng động và phát triển trong thời đại mới.

Quận 2 và quận 7 hiện tại là hai khu vực có tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh nhất ở TPHCM hiện nay và đây cũng là hai khu vực được là vùng trung tâm trong tương lại. Cùng với đó Cầu Phú Mỹ còn kết nối giao thông giữa Cảng Cát Lái tới tất cả các trục đường chính ở TPHCM đi sang các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

4. Cầu Bình Lợi 2

Nhung cay cau hien dai khien TP.HCM tang toc
Cây cầu này có vị trí đặc biệt quan trong trọng trong tuyến đường huyết mạch của TPHCM là đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài có tổng chiều dài 13,6km đi qua 4 quận: Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức.
Nhung cay cau hien dai khien TP.HCM tang toc

Trục đường này có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của thành phố và toàn vùng TPHCM. Không những trục đường giúp giải tỏa áp lực giao thông trong khu vực các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức mà còn kết nối TPHCM một cách thông suốt, thuận tiện với các tỉnh miền Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương…

Chính vì vậy, việc xây dựng cầu Bình Lợi mới có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong việc kết nối giao thương giữa TPHCM với các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ.

5. Cụm Cầu Bình Điền

Nhung cay cau hien dai khien TP.HCM tang toc
Cầu Bình Điền nằm trên QL1 bắc qua sông Chợ Đệm - Bến Lức, cách TP.HCM 14km là một cây cầu huyết mạch cũng là cây cầu nối cửa ngõ chính để vào nội ô Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Nhung cay cau hien dai khien TP.HCM tang toc

Sau khi hoàn thành cầu Bình Điền 1, cầu Bình Điền 2, có quy mô giống cầu Bình Điền 1, ngay tại vị trí cầu cũ bị sập, để tạo thành một cây cầu hoàn chỉnh rộng 25m. Việc xây dựng hai cây cầu này đã tạo một trục giao thông huyết mạch nối TPHCM với các tỉnh Tây Nam Bộ qua khu vực Long An.

Việc giao thương cũng đã tốt hơn rất nhiều khi mà hàng ngày có cả vạn lượt xe chở nông sản đi qua hai cầu này.

Nhung cay cau hien dai khien TP.HCM tang toc
Cụm 2 cầu Bình Điền 1 và 2 được coi là cửa ngõ phí Tây Nam của Sài Gòn, kết nối trực tiếp với các tỉnh miền Tây.

 Phương Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI