Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam: 'Bền vững để tạo sự khác biệt'

23/06/2018 - 05:30

PNO - Ông Michael Croft - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho rằng cần lưu ý vấn đề phát triển bền vững trong tương quan với bảo tồn di sản.

Phóng viên:

Truong dai dien Van phong UNESCO tai Viet Nam: 'Ben vung de  tao su khac biet'
 

Ông Michael Croft: Ở các nước, Bộ VH-TT-DL luôn là cơ quan đầu tiên chịu trách nhiệm chung trong việc hướng dẫn, giám sát, quản lý tầm vĩ mô với các di tích, di sản. Tuy nhiên, việc quản lý và bảo vệ các khu di sản thế giới thì không thể chỉ dựa vào bộ, vì họ không có mặt được ở từng khu để giám sát từng ngày. Vấn đề đặt ra ở đây là vai trò của cộng đồng và chính quyền địa phương trong việc nhận thức giá trị của di sản và tham gia bảo vệ di sản như thế nào.

Tôi nghĩ, vấn đề không phải là việc phân quyền xuống cơ sở. Cái chính là, khi phân quyền như vậy, thẩm quyền thực sự được giao ra sao và mọi chuyện diễn ra thế nào. Trách nhiệm và chức năng cho các ban quản lý các khu di sản phải rõ ràng. Họ phải có trách nhiệm bảo vệ các khu này.

Tuy nhiên, trên thực tế, còn rất nhiều khoảng trống, đặt ra những câu hỏi đối với việc họ có thực sự có thẩm quyền, được trao thẩm quyền và tiếp cận được mức độ ra quyết định áp dụng, thực hiện biện pháp và các quy định của pháp luật để bảo vệ di sản hay không.

* Trong trường hợp nào thì một di sản quốc tế bị thu hồi danh hiệu?

- Để loại một di sản ra khỏi danh sách không phải là chuyện một sớm một chiều mà có cả một quy trình và các bước rất rõ ràng. Trước hết là những sự vụ vi phạm quy định, luật lệ bảo tồn; nhưng quan trọng hơn, như đã nói, các cơ quan quản lý, chính quyền có biện pháp hành động như thế nào trước những vụ việc như vậy.

* Việt Nam có di sản nào có nguy cơ bị thu hồi danh hiệu chưa?

- Việt Nam chưa có khu di sản nào bị liệt vào danh sách gặp nguy hiểm, một phần vì thiện chí và hành động kịp thời của Ủy ban UNESCO Việt Nam và Bộ VH-TT-DL. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, văn phòng đại diện của UNESCO ở Việt Nam không chỉ tập trung vào việc phán xét, tức là bạn làm đúng hay sai. Cái chúng tôi muốn là đặt lên bàn một hướng tiếp cận khác, chúng ta muốn phát triển theo một tầm nhìn như thế nào.

* Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói, nếu bị tước danh hiệu, đó là nỗi nhục quốc gia. Ông nghĩ sao?

- Phát biểu của sử gia Dương Trung Quốc bày tỏ nỗi lo của cá nhân ông, nhưng cũng là nỗi lo chung của rất nhiều người, trong bối cảnh Việt Nam phát triển rất nhanh những năm gần đây. Tôi nghĩ, đây là cảm trạng hợp lý, bởi mọi người đều cảm thấy áp lực trước sự “tăng trưởng nóng”, mang lại một mối đe dọa với di sản và phát triển văn hóa nói chung.

Mối quan ngại này cũng có thể được hiểu với một ý nghĩa rộng hơn, khi mà, trong bối cảnh này, nhiều người Việt Nam có cảm giác đang trải qua một giai đoạn dễ bị lạc lõng trong xã hội. Đặc biệt là khi các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và các di sản nói riêng bị mai một hoặc những mối liên hệ về văn hóa giữa các cá nhân trong cộng đồng, giữa các cộng đồng với nhau trở nên lỏng lẻo, những ký ức chung của cả cộng đồng, của cả quốc gia bị đứt đoạn, bị đe dọa trong quá trình phát triển. Với các nhà quản lý, phải làm thế nào để lồng ghép, tính đến những quan ngại đó trong quá trình phát triển kinh tế.

* Di sản có giá trị thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, thưa ông?

- Rõ ràng, nguồn lực văn hóa, nguồn lực di sản của Việt Nam rất dồi dào, giàu có. Nó đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của quốc gia. Không chỉ giúp Việt Nam nhận diện hình ảnh và khẳng định bản sắc quốc gia, bản sắc văn hóa của mình trong quá trình hội nhập quốc tế; di sản văn hóa còn là nguồn lực, động lực cho sự phát triển kinh tế nữa. Đây cũng là mối quan tâm của UNESCO ở Việt Nam. Điều quan trọng trong tất cả các chương trình của chúng tôi đều xoay quanh câu chuyện phát triển bền vững này.

Với một quốc gia có dân số trẻ, ai cũng cần việc làm, ai cũng cần phải sống, cần có tiền; chúng ta phải nhìn rõ một điều rằng, các nguồn lực thiên nhiên, văn hóa và di sản phải được hoạch định trong tầm nhìn phát triển bền vững để đạt những thành tựu về kinh tế. Điều đó sẽ không khiến cho Việt Nam mất đi những tài sản có giá trị nhất, đồng thời còn tạo nên sự khác biệt, để người ta biết đến Việt Nam trên trường quốc tế.

* Cảm ơn ông. 

An Vũ (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI