Bộ ảnh về ấu dâm: 'Nghệ thuật' không thể ép!

12/07/2017 - 10:40

PNO - Ngay sau khi được đưa lên mạng, bộ ảnh chủ đề ấu dâm của Phạm Na Tao đã hứng chịu những sự chỉ trích nặng nề từ cộng đồng.

Rất nhiều người thẳng thừng đặt câu hỏi liệu Tao đang muốn nâng cao ý thức của mọi người về tình trạng ấu dâm như lời anh tuyên bố hay đang cổ xúy nó.

Thậm chí, giới BDSM (bạo dâm, khổ dâm) còn cho rằng Phạm Na Tao đang báng bổ cộng đồng của mình, bất chấp việc anh được giới thiệu là nhiếp ảnh gia và nền tảng là Trường ĐH SK-ĐA.

Bo anh ve au dam: 'Nghe thuat' khong the ep!

Dù Phạm Na Tao gọi bộ ảnh của mình là nghệ thuật, mang tính cảnh báo về nạn ấu dâm; những người xem ảnh vẫn gọi đây là những hình ảnh phản cảm.

Trên hình ảnh của Phạm Na Tao, bối cảnh rừng vắng, hai chàng trai vai u thịt bắp trong trang phục học sinh còn đeo khăn quàng đỏ đã bị một gã đàn ông trung niên tấn công (có lẽ là dụ cho uống nước dừa) và sau đó là những cảnh ôm ấp, mơn trớn mà theo cách gọi của những người xem ảnh là “không khác gì khiêu dâm” với những biểu cảm nhiều thỏa mãn hơn là “hoảng loạn”, “sợ hãi” hay “đau đớn”.

Cũng như nhiều “nhiếp ảnh gia” khác từng bị chỉ trích, Pham Na Tao cũng nhanh chóng… xù lông lên, cho rằng mình đang làm nghệ thuật và đang lao động sáng tạo, rằng nếu ai đó không hiểu được những ý tưởng nghệ thuật của anh thì đó không thể xem là lỗi của anh.

Cũng có thể! Nếu những ý tưởng nghệ thuật của Tao không thể hiện ra trên ảnh anh chụp mà phải qua những lời giải thích của anh, sau đó thì đó quả là “lỗi” của khán giả đã không chạm đến được đỉnh cao nghệ thuật của anh, không hiểu được “cái chân chính của nghệ thuật” mà Tao hướng đến. Để rồi khi bộ ảnh của mình bị ném đá, Phạm Na Tao lại cho rằng đó là do “các bạn mẫu (là học trò của anh - NV) không bắt kịp ý tưởng” của anh.

Bo anh ve au dam: 'Nghe thuat' khong the ep!

Trong phản hồi dành cho những người chỉ trích mình, Phạm Na Tao than phiền về văn hóa ứng xử của phần đông công chúng. Nhưng, anh phê phán văn hóa ứng xử của ai đây khi tuyên bố rằng “Tác phẩm mình làm ra đâu phải dành cho các bạn chê”. Đó là cách ứng xử của một người làm nghệ thuật chân chính? Chưa kể, anh còn “dỗi” - “Chỉ vì mình nói lên thực tại xã hội mà xã hội không thừa nhận”.

Nghệ thuật là vô chừng nên có lẽ sẽ khó có ai thuyết phục được Tao về sự dung tục trong những tác phẩm mà anh cho là nghệ thuật chân chính. Nhưng điều chắc chắn là dù Tao có nói gì đi nữa thì công chúng xem qua ảnh của anh đã xếp chúng vào chung nhóm với những Tuyệt tình cốc, Lạc gia thôn, Thoát xác, Bảo vệ môi trường và những bộ ảnh câu view khác nữa. Chuyện này thì Tao không thể ép công chúng được. 

Nhân Sư

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI