Cuộc giải cứu muộn mằn ở 'nghĩa địa khổng lồ' trên biển tại cửa ngõ 'thiên đường'

27/07/2017 - 08:07

PNO - Đây là một thảm kịch mới ở Địa Trung Hải, nơi vài năm gần đây thường được gọi là “nghĩa địa khổng lồ của người di cư”.

Họ chen nhau lên một chiếc thuyền cao su nhỏ và lao ra biển. Giống như rất nhiều chuyến đi tương tự trước đó, không phải ai ra khơi cũng đến bến bờ hy vọng.

Cuoc giai cuu muon man o 'nghia dia khong lo' tren bien tai cua ngo 'thien duong'
Một phụ nữ di cư khóc ngất sau khi biết mình đã sống sót - Ảnh: CNN

167 người di cư, phần lớn ra đi từ vùng cận Sahara Châu Phi, đã được giải cứu hôm 26/7 ngoài khơi bờ biển tây bắc Libya. Nhiều người trong số họ có dấu hiệu chấn thương thể chất và tinh thần.

13 người khác, trong đó có hai phụ nữ mang thai và một cặp vợ chồng có 4 người con sống sót, đã bỏ mạng trong vòng 24 giờ sau khi thuyền của họ trực chỉ châu Âu.

Cuoc giai cuu muon man o 'nghia dia khong lo' tren bien tai cua ngo 'thien duong'
 

Ngay đầu chiến dịch cứu hộ, khi tổ chức phi chính phủ Proactiva Mở rộng Cánh tay (POA) của Tây Ban Nha bắt đầu giúp những người di cư rời khỏi chiếc thuyền cao su lên một chiếc tàu cứu hộ an toàn, họ nhìn thấy những thi thể được bó chặt lăn lóc dưới sàn thuyền.

Cuoc giai cuu muon man o 'nghia dia khong lo' tren bien tai cua ngo 'thien duong'
 

"Chúng tôi đến đây để cứu mọi người, khi nhìn thấy những xác chết, chúng tôi biết được tình huống thực tế họ đã trải qua và nhận thức được họ đã phải đánh đổi cái gì để đi đến châu Âu”, ông Riccardo Gatti, lãnh đạo POA nói với phóng viên CNN.

Cuoc giai cuu muon man o 'nghia dia khong lo' tren bien tai cua ngo 'thien duong'
 

Trong khi giải cứu, một số người sống sót nói rằng ba xác chết khác đã bị ném xuống biển đêm hôm trước vì tình trạng thuyền quá tải. Những thi thể đó vẫn chưa được tìm lại.

Đây là một trong những điều kiện quá tải tồi tệ nhất người cứu hộ được chứng kiến khi tham gia chiến dịch.

Cuoc giai cuu muon man o 'nghia dia khong lo' tren bien tai cua ngo 'thien duong'
 

Bị sóng biển cản trở hành trình, lúc đầu nhân viên POA phát hiện chiếc thuyền trôi dạt khoảng 24km về phía bắc Sabratha, một thành phố ven biển tây bắc Libya.

Các tình nguyện viên đã chuyển áo phao cho những người di cư còn sống sau chuyến vượt biển kinh hoàng.

"Họ rất lo lắng và chỉ muốn rời khỏi thuyền càng sớm càng tốt”, ông Gatti nói với báo giới.

Sáu trẻ nhỏ trên thuyền đã được giải cứu, bé lớn nhất trong số đó mới 5 tuổi. Những “thuyền nhân” nhí – kiệt sức và bị sốc – ngủ vùi cả ngày lẫn đêm.

Cuoc giai cuu muon man o 'nghia dia khong lo' tren bien tai cua ngo 'thien duong'
 

Trong số 167 người sống sót được cứu sống, có 40 phụ nữ. Theo ông Gatti, hai phụ nữ trên thuyền nói với nhân viên y tế của POA rằng họ bị lạm dụng tình dục nhiều lần và "hoàn toàn kiệt sức” từ trước khi thuyền khởi hành.

Cuoc giai cuu muon man o 'nghia dia khong lo' tren bien tai cua ngo 'thien duong'
 

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế, kể từ đầu năm 2017, 2.361 người di cư đã chết trên con đường biển nguy hiểm này và 112.018 người đến được bến bờ châu Âu.

Cuoc giai cuu muon man o 'nghia dia khong lo' tren bien tai cua ngo 'thien duong'
 

Năm ngoái, Địa Trung Hải cũng chôn vùi 3.800 người di cư, số người chết cao nhất kể từ khi nhà chức trách các địa phương liên quan thống kê con số này.

Việt Hưng (Theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI