Nghiên cứu mới điều trị căn bệnh 70% người Việt có nguy cơ mắc phải

05/04/2018 - 21:49

PNO - Đây là một trong những bệnh đầu tiên con người mắc phải từ khoảng 3.000 năm trước công nguyên.

Chiều 5/4, tại hội thảo khoa học về điều trị bệnh dạ dày, trào ngược do Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức, tiến sĩ Lê Thị Thu Hường, khoa Y Dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, viêm loét dạ dày là một trong những bệnh đầu tiên con người mắc phải từ khoảng 3.000 năm trước công nguyên. 

Nghien cuu moi dieu tri can benh 70% nguoi Viet co nguy co mac phai
Mô phỏng nguyên nhân gây ra đau dạ dày

20% dân số Việt Nam mắc bệnh đau dạ dày và con số này đang không ngừng tăng; bởi khoảng 70% dân số có nguy cơ bị đau dạ dày.

Trước thực tế này, các nhà khoa học của khoa Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích bằng phương pháp đưa các loại thuốc đến các tế bào bị bệnh một cách chọn lọc, mà không ảnh hưởng đến tế bào lành, nhằm phòng và trị bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược. 

Đặc biệt, loại thuốc này sẽ được chiết suất từ các hạt curcumin có trong nghệ với kích thước siêu nhỏ đến trúng đích, chỉ tập trung "tấn công" tại các vùng viêm, loét trong dạ dày để phát huy tác dụng. Đồng thời, tránh việc curcumin bị lãng phí trong cơ thể.

Nghien cuu moi dieu tri can benh 70% nguoi Viet co nguy co mac phai
Nghiên cứu công nghệ hướng đích được xem là hướng đi mới điều trị căn bệnh 70% người Việt có nguy cơ mắc phải

Theo các chuyên gia, yếu tố cản trở lớn nhất khi áp dụng trên người là hạt curcumin rất ít tan trong nước nên tạo ra hiệu quả khó khăn, mặt khác curcumin còn bị chuyển hóa nhanh trong gan nên chỉ 2% - 3% hạt curcumin được hấp thu vào máu.

"Công nghệ điều trị trúng đích sẽ làm tăng độ hòa tan của các dược chất ít tan, cải thiện sự hấp thu của tế bào, nâng cao sinh khả dụng, giữ ổn định nồng độ trong máu, từ đó tăng hiệu quả trị bệnh", TS Hương phân tích.

H.Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI