Chiều con bằng smartphone, tablet cha mẹ tạo ra bộ não lạ...

18/05/2016 - 07:40

PNO - Theo các chuyên gia não của trẻ đang phát triển nếu chúng ta cho trẻ chơi thiết bị điện tử thông minh tạo ra bộ não mới. 

4 tuổi cận nặng vì điện thoại

Hầu như gia đình nào và đứa trẻ nào từ vài tháng đến vài tuổi đều nghiện điện thoại. Chúng đang khóc cha mẹ chỉ cần đưa ra cái điện thoại là nín luôn, đặc biệt có những đứa trẻ chỉ ăn khi có điện thoại, máy tính bảng để chúng xem.

“Bố ơi bố tắt điện thoại đi, mẹ ơi mẹ tắt điện thoại đi”. Có lẽ đó là câu nói thường xuyên của con chị Nguyễn Thị Thuỷ trú tại Hà Đông, Hà Nội khi nó thấy bố mẹ cứ nhìn vào điện thoại mà không chơi với con. Chị Thuỷ chiều con tắt điện thoại nhưng cứ nghe thấy tin nhắn chị lại vội vơ vào xem. Còn chồng chị, con bảo thế anh trợn mắt lên quát con “để yên cho bố làm việc” và con của chị Thuỷ trở nên ít nói và bé cũng rất thích điện thoại. Bố mẹ bỏ ra là cháu chạy lấy cầm điện thoại chơi ngay.

Chị Thuỷ kể từ vài tháng tuổi đến nay 4 tuổi bé đã tự cầm điện thoại để xem các chương trình mà bé thích thay vì bố mẹ phải mở. Nếu cùng chương trình đó mà mở ở ti vi thì bé sẽ không xem mà chỉ thích xem trên điện thoại.

Cùng trường hợp với con nhà chị Thuỷ, vợ chồng chị Hà Thu trú tại Chương Mỹ, Hà Nội đã cãi nhau vì con của chị nghiện nặng điện thoại. Đi học về bé cầm điện thoại chơi đến khi đi ngủ. Bố mẹ tắt điện thoại là bé khóc và đòi nó bằng được.

Chieu con bang smartphone, tablet cha me tao ra bo nao la...
Chơi thiết bị điện tử có hình như điện thoại thông minh trẻ sẽ phát triển bộ não mới.Ảnh minh hoạ

Đến khi thấy con xem ti vi cứ đứng sát vào nhìn, chị cho con đứng xa khoảng 3 mét cháu gào lên “con không nhìn thấy gì”. Vợ chồng chị cho con đi khám thì bé bị cận 2. 75 diop và bác sĩ cho bé đeo kính. Nguyên nhân cận thị của bé là do bé chơi điện thoại quá nhiều đặc biệt là khi đi ngủ tắt hết các thiết bị điện bé cứ chăm chú nhìn vào ánh sáng màn hình rất hại cho mắt.

Những bộ não mới

Thạc sĩ Thạc sĩ Phương Hoài Nga – Cán bộ tư vấn tâm lý của trường Olympia cho biết chị gặp hàng nghìn gia đình có hoàn cảnh giống các trường hợp trên khi con cái đều nghiện các thiết bị điện tử thông minh. Đây là xu hướng nhưng cũng là nỗi lo khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

Thạc sĩ Nga cho biết với trẻ nhỏ, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước. Lời nói, sự tiếp xúc giữa cha mẹ với con cái, thậm chí là quá trình chơi với con, không chỉ giúp não bé phát triển mà còn tăng cường sự gắn kết tình cảm.

Khi sự gắn kết không có chỉ có điện thoại và tablet thì chúng ta sẽ tạo ra những “bộ não mới” cho trẻ và đến đời con, đời cháu chúng ta thực sự không biết sẽ như thế nào?

Ngoài ra, trẻ dành quá nhiều thời gian để tương tác với màn hình điện thoại, máy tính bảng thì khác. Liên kết thần kinh của trẻ sẽ bị thay đổi.

Dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng hay các thiết bị đọc điện tử trước khi đi ngủ sẽ khiến con người khó đi vào giấc ngủ. Một đứa trẻ thiếu ngủ thì trí tuệ sẽ không phát triển được. Thạc sĩ Nga cho biết có nhiều đứa trẻ học lớp 6 nhưng “tuổi khôn” không bằng đứa trẻ lớp 4 đó là một điều thiệt thòi bởi vì 2 tuổi khôn của trẻ là một thiếu xót không thể cha mẹ nào bù đắp được vì khi sử dụng điện thoại, máy tính bảng  ánh sáng phát ra từ màn hình ức chế hoóc môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của cơ thể điều này đã được chứng minh.

Việc cho trẻ chơi các thiết bị điện thoại như hiện nay, thạc sĩ Nga lo lắng thế hệ trẻ thông thạo các thiết bị internet mới này được gọi là thế hệ thạo công nghệ, nhưng thế hệ này cũng đồng thời là thế hệ đang phải đối diện với một loạt các vấn đề mới nảy sinh: cô đơn trên mạng, khủng hoảng ngôn ngữ và giao tiếp, trưởng thành giả và nhiều vấn đề khác.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng - Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết đã đến lúc cha mẹ nên nói không với con cái đặc biệt là trẻ nhỏ khi cho chúng xem điện thoại và máy tính bảng. Giống như game nó gây nghiện cho người dùng và khi nghiện vào thì bất cứ ai cũng phải cai nghiện và với trẻ nhỏ không ngoại lệ.

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các bậc phụ huynh không nên cho phép "trẻ em tiếp xúc với thiết bị công nghệ có màn hình (như điện thoại thông minh, máy tính bảng) đặc biệt là trẻ em dưới hai tuổi, và loại bỏ TV cùng các thiết bị điện tử kết nối Internet ra khỏi phòng ngủ của con trẻ"

Thư Bình

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI