9 cụm từ cha mẹ thông minh không bao giờ nói với con

31/10/2017 - 12:42

PNO - Tốt hơn là nên dành thời gian giải thích cho con hơn là nuôi lớn một con người không thể bảo vệ những ý kiến của mình.

Khi còn nhỏ, chúng ta thường tự hứa với mình rằng khi trở thành người lớn, chúng ta nhất định sẽ không nói những câu mà cha mẹ đã nói. Nhưng thường ta quên mất lời hứa đó, dù các nhà tâm lý học khuyến cáo rằng những câu, từ đó có thể gây tổn thương cho một đứa trẻ.

Dưới đây là các cụm từ mà các chuyên gia tâm lý khuyên bạn không nên nói với con.

1. Con luôn luôn / không bao giờ

Thường thì từ "con luôn luôn / con không bao giờ" được sử dụng trong ngữ cảnh tiêu cực: "Con  không bao giờ tự rửa chén của mình", "Con luôn chậm chạp". Những câu nói đó có ý nghĩa như là sự đóng đinh một thương hiệu. Trẻ nghe thấy phía sau ý nghĩa "Con không ngoan". Chúng không có lý do gì để không tin bố mẹ mình.

Vì vậy, nên từ bỏ những từ như vậy, thay thế chúng bằng các câu nói thể hiện thái độ của bạn đối với những gì đang xảy ra chứ không phài là lời la mắng, kết tội.

9 cum tu cha me thong minh khong bao gio noi voi con
 

2. Mẹ đã nói với con rồi

Với cụm từ này, cha mẹ thể hiện sự vượt trội của mình. Nhưng rõ ràng là bạn già hơn, khôn ngoan hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn con bạn. Ít nhất cho đến một độ tuổi nhất định. Đối với con bạn, cụm từ này có vẻ như "Mẹ luôn luôn đúng, con thì không"

Trong bất kỳ tình huống nào, tốt hơn hết là giúp trẻ nhận ra mình đã sai ở đâu và làm thế nào để tránh những sai lầm như vậy trong tương lai.

3. Bởi vì mẹ nói vậy thì con phải hiểu vậy

Cụm từ này là sự thất bại thực sự của cha mẹ. Nó chỉ có một nghĩa: bạn không phải là đối thủ của tôi. Trẻ biết rõ điều này và hiểu nó đúng như thế.

Tốt hơn là nên dành thời gian giải thích hơn là nuôi lớn một con người không thể bảo vệ những ý kiến của  mình.

4. Con giỏi lắm, mẹ yêu con

Điều này có vẻ kỳ lạ, nhưng khen ngợi theo kiểu này không phải là tốt. Nó giống như sự nghiện ngập: một đứa trẻ muốn được khen ngợi nhiều hơn. Cha mẹ không phài lúc nào cũng có tâm trạng vui vẻ, không phải lúc nào cũng có thể đánh giá cao thành tích của conh. Kết quả là, đứa trẻ có thể cho rằng bé được yêu thích bởi vì bé rất giỏi. Và nếu không làm được một điều gì đó thì bố mẹ sẽ không thích bé nữa.

Trong trường hợp này, tốt hơn là sử dụng các câu như "Mẹ rất hài lòng khi con ...", "Mẹ vui vì con ...".

9 cum tu cha me thong minh khong bao gio noi voi con
 

5. Con làm sai rồi, để đó mẹ làm cho

Những câu như vậy thường làm cho đứa trẻ trở thành một người không tự tin, không thể làm việc gì cho đến tận cùng. Tất cả bởi vì bất kỳ trở ngại nào bé cũng nghĩ rằng đó là một khó khăn không thể vượt qua. Và tốt hơn là lờ mọi thứ đi cho đến khi không thể tránh né được nữa.

Đừng nói như vậy nữa và hãy cho phép trẻ phạm sai lầm.

6. Con trai / con gái không cư xử như thế

Áp đặt các khuôn mẫu khác nhau từ thời thơ ấu có thể dẫn đến hai tình huống khác nhau mà tình huống nào cũng không tốt.

Trong trường hợp đầu tiên, trẻ em sẽ thực hiện đúng theo những khuôn mẫu áp đặt và phản ứng rất mạnh với bất kỳ sai lệch nào so với "tiêu chuẩn". Trong trường hợp thứ hai, trẻ sẽ phản đối những lời nói của bạn và lớn lên với tính cách hoàn toàn trái ngược.

Vì vậy, tốt hơn là tìm các lập luận khác có tác dụng ngăn chặn những giọt nước mắt của con trai hoặc sự thô lỗ của con gái.

7. Tại sao con không giống ...

Bất cứ so sánh nào cũng dẫn trẻ em đến sự cạnh tranh. Tất nhiên, điều đó có mặt tốt là đứa trẻ nhận ra rằng nó không phải là trung tâm của vũ trụ. Nhưng những so sánh tiêu cực sẽ dẫn đến những kết quả không tốt. Nó sẽ chỉ làm nảy sinh những điều phức tạp và sự căm ghét vô lý đối với anh chị em của chính mình, những người mà chúng bị so sáng với..

Tốt hơn là nói thằng những điều bạn không hài lòng. Chỉ cho trẻ thấy rằng bé có cơ hội nổi trội hơn trong một lĩnh vực nào đó mà anh chị em của bé cũng đang hết sức nổi trội .

8. Chưa ăn xong thì không có đi đâu hết

Những kiểu "trả giá" như vậy chỉ có tác dụng khi con bạn còn rất nhỏ. Lớn dần lên, trẻ em hiểu rằng chúng có thể mặc cả theo một hướng ngược lại. Thủ thuật "đánh đổi" này làm méo mó ý tưởng của đứa trẻ về lý do tại sao cần phải làm những việc gì đó. Thực ra đồ chơi trong phòng cần phải được dọn dẹp, để mọi thứ ngăn nắp và sạch sẽ, chứ không phải là vì cuối cùng thì mẹ sẽ nhượng bộ và cho xem phim hoạt hình.

Để đứa trẻ không phát triển những nhận thức sai lầm, hãy giải thích cho bé những lý do thực sự của việc cần làm, và không mặc cả trao đổi bằng sự nuông chiều.

9 cum tu cha me thong minh khong bao gio noi voi con
 

9. Con không được giấu diếm mẹ bất cứ điều gì

Những cụm từ như vậy chỉ có thể dẫn đến hiệu quả ngược lại. Đứa trẻ sẽ bắt đầu nói dối bạn để làm khiến bạn không cảnh giác, và càng ngày bé sẽ càng giỏi hơn.

Hãy quen với một thực tế là những đứa trẻ, đặc biệt là ở tuổi vị thành niên, có thể có những bí mật mà chúng không muốn chia sẻ với bạn. Tất nhiên, bạn cần phải thực sự quan tâm đến cuộc sống của đứa trẻ, nhưng không đi quá xa. Tất cả đều có quyền có không gian cá nhân.

Thúy Trâm


 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI